Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Combo 4 cuốn: Trường Học Sáng Tạo, Làm Thế Nào Để Thay Đổi Trường Học, Bài Học Giáo Dục Từ Nước Mỹ, Những Mục Tiêu Của Giáo Dục

594.000₫
Tình trạng: Còn hàng

Tác giả: Alfred North Whitehead

Dịch giả: Nhiều dịch giả

Hình thức: Bìa mềm, 14.5 x 20.5 cm

Thể loại: Giáo dục học

Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức, Thế Giới, ĐHQG Hà Nội

0971 998 312

1. Những Mục Tiêu Của Giáo Dục & Các Tiểu Luận Khác

Một triết lý giáo dục gần gũi với nhu cầu của thế kỷ 21 và dân tộc Việt Nam ngày nay. 

Coi việc xuất bản Những mục tiêu của giáo dục, bản dịch tiếng Việt của tác phẩm kinh điển The Aims of Education and Other Essays (New York, Macmillan, 1929) là sự kiện quan trọng trong hoạt động của mình.

Đây không phải là tựa sách đầu tiên của chúng tôi về giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng. Nhưng theo tôi, nếu có tác giả nào, từ cách đây gần 80 năm đã chủ trương một triết lý giáo dục gần gũi với nhu cầu của thời đại chúng ta vào đầu thế kỷ 21 và cần thiết cho dân tộc Việt Nam ngày nay, đó chính là nhà toán học - triết gia người Anh Alfred North Whitehead (1861-1947). Là đồng tác giả với Bertrand Russell của bộ sách ba quyển Nguyên lý toán học (Principia Mathematica, 1910, 1912, 1913), ông đã đóng góp có ý nghĩa vào luận lý học và thần học thế kỷ 20. Những năm từ 1910 tới 1924, ông nghiên cứu nhiều về triết học khoa học và triết học giáo dục. Ông là giáo sư triết tại đại học Harvard từ 1924 đến 1937, khi ông nghỉ hưu ở tuổi 76. The Aims of Education tập hợp một số bài giảng của ông trong những năm 1912-1928 nói về mục tiêu và thực hành giáo dục.

“Giáo dục bằng những ý tưởng trơ ì không chỉ vô ích, mà trên hết nó còn có hại”

Whitehead gọi là ý tưởng trơ ì (inert ideas) “những ý tưởng chỉ đơn thuần được nhồi nhét vào trong tâm trí mà không được sử dụng, không được kiểm định và cũng không được kết hợp lại một cách mới mẻ”.

Có lẽ tác giả đã khái quát được đặc điểm thường thấy của mọi nền giáo dục Đông Tây kim cổ khi cho rằng “giáo dục trong quá khứ đã bị những ý tưởng trơ ì tiêm nhiễm tới tận rễ”. Bởi có nền giáo dục nào mà dễ dàng tránh được nguy cơ coi trí tuệ là dụng cụ cần được mài giũa hay là kho chứa những khối tri thức được phân loại ngăn nắp (Robert J. Mulvaney)? Có thầy giáo nào mà không ít nhiều tự cho mình có sứ mạng, trách nhiệm và quyền lực đưa người học vào khuôn khổ kỷ luật, lấy quyển sách giáo khoa và bắt học sinh học nó, hay, nói như Whitehead, “bơm vào đầu óc của lớp học một lượng kiến thức trơ ì nào đó”? Để làm gì ư? Câu trả lời “truyền thống” là phải mài sắc trí tuệ trước khi sử dụng nó. Vậy học cho biết cách giải phương trình bậc hai, thậm chí biết tiểu sử một nhà văn, nhà thơ sống trước mình nhiều thế kỷ, thuộc nằm lòng một đoạn thơ hoặc chiến công của các vị anh hùng cứu nước, v. v… đều có thể được coi là rèn trí tuệ hay “trang bị” tri thức hữu dụng (và nếu không hữu dụng trực tiếp thì cũng có tác dụng rèn công cụ tư duy)… sau này, không biết là chừng nào. Chính những hiểu biết rời rạc mà người học phải thụ động tiếp nhận đó, Whitehead gọi chúng là ý tưởng trơ ì.

Kiểu quan niệm trí tuệ như một “công cụ chết” theo Whitehead có thể có từ thời Hy Lạp cổ đại (hay nói trong môi trường văn hóa quen thuộc hơn với chúng ta, từ khi thầy Khổng dạy “học nhi thời tập chi”, học là tập đi tập lại hoài cho thuộc, cho nhuần nhuyễn những lời dạy thánh hiền) và được nhiều thế hệ nhất mực coi là chân lý. Whitehead không ngần ngại coi quan niệm đó là “một trong những quan niệm nguy hiểm, sai lầm và tai hại nhất từng được đưa vào lý thuyết giáo dục” (tôi nhấn mạnh, BTP). Đối với ông, “trí tuệ không bao giờ là thụ động; nó là một hoạt động không ngừng nghỉ, tinh tế, có tính thụ nhận, đáp ứng lại với những kích thích. Bạn không thể trì hoãn đời sống của nó cho đến khi bạn đã mài nó bén nhọn”.

Vì vậy, đối với giáo dục phổ thông, ông chủ trương “không dạy quá nhiều môn học” và “dạy cái gì thì phải dạy cho thấu đáo”. Dạy ít, nhưng là những nội dung quan trọng, mà người học dù là trẻ nhỏ cũng biến được tri thức đó thành của mình và “biết cách áp dụng chúng ngay lập tức trong những tình huống của cuộc đời thực”. Điều đó làm cho tri thức thực sự hữu dụng; bản chất của sự thông hiểu là phải hữu dụng. Nó cũng tạo nên hứng thú học tập, vì người học “cảm nghiệm được niềm vui của sự khám phá”.

Ông định nghĩa “giáo dục là sự sở đắc nghệ thuật sử dụng tri thức”. Học mà không hiểu, hoặc không dùng được hiểu biết của mình thì càng học nhiều càng có hại. Thông điệp này đúng cho muôn thuở. Nhưng đối với thời hiện đại, khi khối lượng lớn những tri thức mới phát triển với tốc độ cực nhanh, thì cám dỗ “nhồi nhét” càng khó cưỡng lại biết chừng nào, dù ai cũng thấy hiệu quả là vô vọng. Đối với văn hóa Á Đông mà Việt Nam chúng ta là bộ phận, định nghĩa của Whitehead càng trái ngược với nhiều tín điều ăn sâu. Trình độ học thức không đo ở khối lượng kiến thức, mà ở năng lực, nghệ thuật dùng kiến thức đó trong cuộc sống. Người học không phải là cái bình chứa để người dạy rót vô, hay một búp măng cần ra sức uốn sao cho thẳng theo khuôn mẫu, mà là một tư duy độc lập, tự do. Tập quán tôn trọng di sản tiền nhân, tuyệt đối hóa giá trị của truyền thống, hướng về quá khứ để bảo tồn cũng bị thách thức bởi khẳng định mạnh mẽ của Whitehead: “Cách sử dụng duy nhất cho một tri thức về quá khứ là để trang bị cho chúng ta hiểu thời hiện tại. Không có gì nguy hại cho những tâm trí non trẻ hơn việc coi khinh thời hiện tại. Thời hiện tại bao hàm tất cả những gì đang tồn tại. Nó là mảnh đất thần thánh; vì nó vừa là quá khứ vừa là tương lai.”

Kết hợp những điều khác biệt và tưởng như đối lập

Sự độc đáo, sáng tạo của Whitehead kể cả đối với văn hóa phổ quát ở phương Tây – vốn coi trọng tư duy phân tích, chứng minh bằng logic – chính là khả năng kết hợp những điều khác biệt và tưởng chừng như đối lập.

Trong khảo luận “Nhịp điệu của giáo dục”, Whitehead chọn khái niệm nhịp điệu để “nói đến việc truyền tải sự khác biệt bên trong một khuôn khổ lặp đi lặp lại”. Trong sự tiến bộ của trí tuệ, ông phân biệt ba giai đoạn: Lãng mạn, Chính xác và Khái quát hóa, phù hợp với ba lứa tuổi – không chỉ tuổi đời mà chủ yếu là tuổi của tư duy – thơ ấu, thiếu niên và thanh niên. Chỉ nhắc lại sự phân biệt cần thiết đó đã là hữu dụng khi mà trong thực tế vẫn phổ biến thói quen tai hại coi tiến bộ của học sinh như “bước tiến đều đặn cùng một kiểu”, khiến giáo dục trở nên “vô dụng, vụng về”.

2. Làm Thế Nào Để Thay Đổi Trường Học - Tony Wagner

Tại sao trường học cứ mãi trì trệ mà không cải tổ?

Tại sao lại không để các trường công lập cạnh tranh, để phụ huynh có quyền lựa chọn sản phẩm giống như mọi ngành khác của nền kinh tế?

Những nhà giáo được đào tạo từ những năm 1980 liệu có đảm bảo nuôi dưỡng được những công dân thế kỷ 21?

Tại sao, tại sao và tại sao?

Đây là những vấn đề mà nước Mỹ phải đương đầu trong cuộc khủng hoảng giáo dục phổ thông thập niên 1980 – 1990. Để đóng góp vào quá trình thay đổi, tìm kiếm những hướng đi mới cho nền giáo dục Mỹ, nhà nghiên cứu giáo dục Tony Wagner đã dành ra nhiều năm để quan sát, nghiên cứu ba trường phổ thông và đúc rút lại trong cuốn sách “Làm thế nào để thay đổi trường học?”

Qua cuốn sách, ông đã tìm kiếm câu trả lời cho bài toán cải cách nhà trường bằng ba việc làm quan trọng:

  • Cải thiện điều kiện dạy và học;

  • Phát triển năng lực giáo viên;

  • Kiên định trọng tâm đổi mới và lãnh đạo

Bên cạnh đó, nhà trường không nên xa rời “nguyên tắc 3C” kinh điển làm nên một ngôi trường chất lượng: Các năng lực học thuật (competencies), giá trị cốt lõi (core values), khả năng hợp tác (collaboration).

Nếu là một người quan tâm đến giáo dục, đặc biệt là giáo dục Việt Nam, hẳn bạn sẽ nhận ra rằng câu chuyện nhà trường của nước Mỹ ba thập niên trước cũng là câu chuyện mà ngày hôm nay Việt Nam phải đối diện trên con đường thay đổi hiện trạng nền giáo dục. Hy vọng rằng với những bài học từ quá khứ này sẽ là định hướng để chúng ta tư duy về những vấn đề ở thực tại.

NHẬN XÉT CỦA ĐỘC GIẢ

“Sinh động và hấp dẫn… Một công trình tranh luận đầy khiêu khích giúp chúng ta hiểu đúng hơn về quá trình thay đổi trước khi chúng ta khởi đầu một thay đổi lớn. Cái nhìn mới mẻ của Tony Wagner về ba đối tượng trường học trong cuốn sách tiết lộ ý thức nghiêm túc và đúng đắn về cải cách giáo dục đương đại. Chúng ta nên đặc biệt chú ý đến các kết luận của Tony Wagner…” – Theodore R. Sizer, Chủ tịch của Coalition of Essential Schools.

“Cuốn sách có chức năng tốt trong việc mở ra một nghiên cứu nhân học xã hội về môi trường giáo dục. Một cuốn sách chất lượng cho những nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục.” – Arla Lindgren từ Đại học St. John, New Yor

“Trong cuốn sách này, bạn hãy kiếm tìm những chiêm nghiệm về vai trò của nhà giáo. Trên cương vị nhà lãnh đạo giáo dục, hãy cho mình cơ hội để lãnh đạo một cách hài hòa, bình dị và lôi cuốn, để bản thân giáo viên trở thành những động lực cho sự thay đổi, thay vì là đối tượng của sự thay đổi.” - Thạc sĩ Hoàng Anh Đức, Giám đốc Edlab Asia.

VỀ TÁC GIẢ

Tony Wagner hiện là Nghiên cứu viên cáo cấp tại Viện Chính sách giáo dục và làm việc như một chuyên gia của Phòng thí nghiệm đổi mới sáng tạo - Đại học Harvard. Ông lấy bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ giáo dục học tại Đại học Harvard. Tony từng có thời gian 12 năm giảng dạy như một giáo viên trung học, là giáo sư đại học chuyên ngành sư phạm và là giám đốc sáng lập tổ chức Các nhà giáo dục vì Trách nhiệm xã hội. Trên phương diện học thuật, ông thường xuyên tham gia các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế, với nhiều bài viết chuyên sâu về giáo dục, cải cách trường học và là tác giả của sáu tựa sách, trong đó cuốn “The Global Achievement Gap” tiếp tục nắm giữ vị trí sách bestseller với hơn 140.000 bản in.

3. Bài Học Giáo Dục Từ Nước Mĩ - Tony Wagner

Đây là câu chuyện đầy lôi cuốn và ý nghĩa về cách thức các trường trung học của nước Mĩ vượt qua thách thức đến từ những biến đổi nhanh chóng của thế giới và của nội tại quốc gia. Chương trình học nặng nề, quá nhiều bài thi chuẩn hóa, mối quan hệ giáo viên-học sinh rạn nứt, hành xử thiếu tôn trọng, áp lực đối với giáo viên, sự lệ thuộc vào công nghệ, thiếu vắng dân chủ trường học và trách nhiệm giải trình… đã đẩy hệ thống giáo dục phổ thông rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Đòi hỏi “tái tạo” hệ thống đó được đặt ra cấp thiết. Thông qua khảo sát, nghiên cứu tại một số trường trung học tiêu biểu, cả công lập lẫn tư thục, Tony Wagner đã nêu lên cuộc vật lộn giữa những giáo điều lỗi thời, định kiến và sự phân biệt với tinh thần tự do, khao khát sự thay đổi, kiến tạo nền văn hóa sản sinh tri thức; đồng thời chỉ ra một lộ trình sơ khởi cho nỗ lực tạo dựng một Trường làng Hiện đại, nơi cam kết lâu dài với nền giáo dục nhân văn, khai phóng…

Điều đó khơi lên những suy ngẫm đối với những thành viên của một cộng đồng học tập ở mọi quốc gia: Ai cũng có trách nhiệm trong quá trình cải thiện trường học. Chúng ta nên kết nối ra sao và làm điều gì đúng đắn?

4. Trường Học Sáng Tạo - Ken Robinson

Hãy quên đi những lời bàn tán về các lực lượng kinh tế và công nghệ đột phá trong giáo dục. Ken Robinson và Lou Aronica đã mô tả một cách sinh động những bứt phá cần thiết nếu chúng ta muốn có nền giáo dục chất lượng trong thời đại của chúng ta.

– Howard Gardner, Tác giả của Five Minds for the Future

Trường học Sáng tạo cung cấp cho chúng ta một tầm nhìn tuyệt vời và hấp dẫn về đích đến của giáo dục… Đừng bỏ lỡ cuốn sách quan trọng này!

– Tony Wagner, Phòng Thí nghiệm Đổi mới Sáng tạo, Đại học Harvard

Trường học Sáng tạo chính là một cẩm nang cho những ai thực sự muốn thay đổi giáo dục. Ken Robinson và Lou Aronica đã chia sẻ những quan sát, phân tích sắc sảo và cung cấp nhiều giải pháp giá trị, dù bạn là giáo viên, nhà quản lý hay phụ huynh học sinh. Cuốn sách đã cho tôi rất nhiều cảm hứng từ ngày đầu khởi nghiệp và động lực mỗi khi tôi cần một nguồn năng lượng tích cực để bước tiếp trên con đường của mình.

– Đào  Thu  Hiền, Tổng Giám đốc, Tổ  chức Giáo dục Golden  Path  Academics  Việt  Nam  (GPA)

Cuốn sách này là tác phẩm quan trọng đúc kết kinh nghiệm giáo dục hơn 40 năm của Ken Robinson. Qua đây, ông muốn nói rằng giáo dục cần giống như chăm sóc một khu vườn có nhiều loại cây, cần phải có đủ điều kiện tốt cho mọi loại cây, và cho miếng đất tốt, để chúng phát triển. Đây chính là nền giáo dục sáng tạo, nhân bản, và phù hợp với thế hệ trẻ và tương lai của đất nước.

– TS. Nguyễn Xuân Xanh, Tác giả của Einstein, Đại học

MỤC LỤC

Lời cảm ơn 9

Dẫn nhập. Một phút trước nửa đêm 13

Chương 1. Trở về với căn bản 27

Chương 2. Những phép ẩn dụ mới 53

Chương 3. Thay đổi những ngôi trường81

Chương 4. Những người học bẩm sinh101

Chương 5. Nghệ thuật giảng dạy 125

Chương 6. Điều gì đáng để học? 155

Chương 7. Kiểm tra và kiểm tra 185

Chương 8. Nguyên tắc cho hiệu trưởng209

Chương 9. Đưa giáo dục về nhà 235

Chương 10. Thay đổi bầu không khí 255

Lời kết  283

Ghi chú 289

Chỉ mục 307

Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu.

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo