Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

BỘ 4 cuốn Việt Nam thời dựng nước - Việt Nam thế kỷ 17 - Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX - Việt Nam sử lược

950.040₫ 1.218.000₫
Tình trạng: Còn hàng

Tác giả: Nhiều tác giả

Hình thức: bìa cứng và bìa mềm, 2460 trang

Thể loại: Lịch sử Việt Nam

Nhà xuất bản: Thế Giới, Đà Nẵng, Kim Đồng, 2020

0971 998 312

Việt Nam thế kỷ 17: Những góc nhìn từ bên ngoài - Olga Dror & K. W. Taylor

Các nhà sử học Việt Nam sẽ biết ơn Olga Dror và Keith Taylor vì đã phổ biến rộng rãi tài liệu hấp dẫn này về các khu vực tồn tại trong thế kỷ XVII ở miền Bắc và miền Trung của Việt Nam. Cuốn sách là một trong những quan sát trực tiếp sớm nhất về thời gian và địa điểm ở Bắc Kỳ, được viết bằng ngôn ngữ châu Âu, và nó rất quan trọng. Trong khi các nhà sử học có thể hưởng lợi nhiều nhất từ ​​ấn phẩm mới này, rất nhiều chú thích học thuật, làm sáng tỏ hầu hết tất cả những điều tối nghĩa trong cuốn sách, một tài liệu tham khảo quý giá cho những người quan tâm đến các xã hội và văn hóa Đông Nam Á hiện đại nói chung.

 

 

Thế kỷ XVII được xem như một “khoảng trắng” trong lịch sử Việt Nam, khi tình hình chiến sự và chính trị khốc liệt dai dẳng giữa các thế lực đã dẫn đến hiện trạng là ngày nay còn lại rất ít văn bản ghi chép chính thống và phi chính thống của chính người Việt về giai đoạn này.

Tuy vậy, đã xuất hiện một nghịch lý: ở chính thời đoạn nhiễu nhương này, tuy thiếu vắng tài liệu bản địa, song nguồn tài liệu về hai Đàng đến từ thế giới phương Tây lại đặc biệt phong phú. Chưa kể, những tập sách đó, chủ yếu do các thương nhân, nhà truyền giáo, lữ khách và khoa học gia viết nên, đã cung cấp một lượng lớn thông tin chi tiết cùng các góc nhìn đa chiều thú vị.

Trong số các tài liệu này, "Ký sự xứ Đàng Trong" của Cha Christoforo Borri và "Mô tả vương quốc Đàng Ngoài" của thương nhân Samuel Baron là đặc biệt đáng chú ý, với nhiều thông tin và mô tả giúp người đọc hiện đại dựng nên được bức tranh vừa toàn cảnh lại vừa có tính đối sánh về hai Đàng thời bấy giờ.

Nắm bắt được tầm quan trọng của hai cuốn sách trên trong công tác nghiên cứu về Việt Nam thế kỷ XVII, hai nhà Việt Nam học là Olga Dror và K. W. Taylor đã dày công tìm hiểu và có những chú giải kỹ lưỡng, chất lượng, cùng phần giới thiệu hàm súc cho hai tác phẩm trên, giúp độc giả người Việt hiện đại phần nào dễ tiếp cận với bối cảnh lịch sử thời xưa.

Ví dụ như nguồn gốc tên gọi “Cochinchina” và “Tonkin” (cùng nhiều biến thể); bối cảnh tiếp cận Việt Nam của người châu Âu ở thế kỷ XVII; cuộc đời riêng của hai tác giả/nhà du hành Christoforo Borri và Samuel Baron…

Tất cả được gói gọn trong ấn phẩm “Việt Nam thế kỷ XVII: Những góc nhìn từ bên ngoài” (Christoforo Borri về Đàng Trong và Samuel Baron về Đàng Ngoài).

Trích đoạn hay

“Những ghi chép trong sách chính là minh chứng cho sự khác biệt của hai vương quốc đồng thời thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng Borri và Baron là hai con người khác biệt với đặc điểm xuất thân, kinh nghiệm, mục đích khác nhau… Tất cả những ghi chép của họ về hai vương quốc độc lập hẳn cũng vì thế mà mang những dấu vết riêng biệt gắn liền với xuất thân, quan điểm lẫn mục đích.”

“Borri và Baron đã góp phần đưa ra những quan điểm độc đáo khi cả hai hòa mình vào bối cảnh Việt Nam bấy giờ, đồng thời đưa chúng ta vào các vấn đề nghị sự của xứ sở, và tuy không phải người Việt nhưng họ đều gián tiếp hé lộ những ví dụ cho thấy sự tiếp xúc, tương tác và trao đổi thông tin giữa người Việt và người Tây dương thuở ban đầu.”

 

Việt Nam Thời Dựng Nước - Keith Weller Taylor

 

 

Cuốn sách này viết về Việt Nam từ thời kỳ khởi đầu của lịch sử thành văn trong thế kỷ III trước Công nguyên cho đến thế kỷ X, khi sự thống trị của Trung Hoa chấm dứt và một vương quốc Việt Nam độc lập được kiến lập. Trong mười hai thế kỷ này Việt Nam tiến hóa từ một xã hội chưa có chữ viết thuộc một nền 'văn minh Nam Hải' trở thành một thành viên tách biệt trong thế giới văn hóa Đông Á. Quá trình dài lâu này là công cuộc dựng nước của Việt Nam lịch sử."

"Dù sao, lịch sử Việt Nam chỉ tập trung chú ý vào tầng lớp nông dân ở vùng đồng trũng. Dù chịu sự kiểm tra và đánh thuế từ các quan lại Trung Hoa, người Việt Nam vẫn giữ nguyên bản chất của mình. Họ không bao giờ để mất ngôn ngữ mẹ đẻ cùng với những cảm xúc và tư tưởng riêng biệt của dân tộc hàm chứa trong ngôn ngữ ấy. Họ không bao giờ mất niềm tin vào quá khứ và di sản của dân tộc mình. Bằng cách bảo tồn di sản này, họ đã để lại dấu ấn riêng, không những trên các số liệu thống kê dân số còn lưu lại trong các thư tịch cổ, mà còn trong cái hiện thực tiếp diễn của một nước Việt Nam độc lập."

Việt Nam thời dựng nước là cuộc truy tầm "bản sắc Việt Nam" dưới áp lực liên tục của một đế chế phương Bắc, trải suốt 12 thế kỷ đầy biến động. Đó là một bản sắc tiền-Trung Hoa và phi-Trung Hoa, được bảo lưu và truyền thừa, với ít nhiều biến đổi. Là ấn bản được hiệu chỉnh và mở rộng [1983] từ luận án tiến sĩ của Keith W. Taylor tại Đại học Michigan [1976], với nguồn tư liệu phong phú [Anh, Pháp, Trung, Việt và Nhật], Việt Nam thời dựng nước là một công trình căn bản cho nghiên cứu sử chính thức về Việt Nam học.

Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỉ XX (Tái Bản)

 

 

Tác phẩm Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX này là sự kết hợp của hai chuyên khảo mang tính kinh điển về lịch sử và văn hóa Việt Nam của Giáo sư Lê Thành Khôi, người thuộc về số ít các sử gia Việt đương đại quan trọng nhất. Đó là cuốn Le Viêt-Nam, Histoire et Civilisation (Việt Nam, Lịch sử và Văn minh, Nxb Minuit, Paris, 1955) và Histoire du Viêt Nam, des origines à 1858 (Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến năm 1858, Nxb Sud-Est Asie, Paris, 1982).

Công trình từ lâu đã được các nhà Việt Nam coi như sách tham khảo căn bản khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam. Đây là lần đầu tiên tác phẩm được coi như kiệt tác sử học này được xuất bản bằng tiếng Việt.

Nhận định của chuyên gia

“Cũng như nhiều người nghiên cứu Việt Nam, tôi đã sử dụng, trong gần ba mươi năm, quyển Le Việt Nam, Histoire et civilisation của Lê Thành Khôi do Editionds de Minuit xuất bản năm 1955. Nhưng sau đó tôi gần như hoàn toàn lệ thuộc vào kiệt tác của anh mà nhiều người đã ca ngợi: L’Histoire du Việt-Nam des origines à 1858, do Sud-Est Asie xuất bản năm 1982.”

(Georges Condominas, nhà dân tộc học Pháp)

“Giáo sư Lê Thành Khôi là một nhà sử học, một học giả uyên bác trên nhiều lĩnh vực, một nhà văn hoá lớn của đất nước.”

(Giáo sư Phan Huy Lê)

Việt Nam Sử Lược (Bản Đặc Biệt) - Trần Trọng Kim

 

 

“Sử là sách không những là chỉ để ghi chép những công việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên những công việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vận hội trị loạn của một nước, những trình độ tiến hóa của một dân tộc. Chủ đích là để làm cái gương chung cổ cho người cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sự sinh hoạt của người trước đã phải lao tâm lao lực những thế nào, mới chiếm giữ được cái địa vị ở dưới bóng mặt trời này…

… Nay nhân sự học ở nước ta đã thay đổi, chữ quốc ngữ đã phổ thông cả trong nước, chi bằng ta lấy tiếng nước nhà mà kể chuyện nước nhà, ta soạn ra bộ “Việt Nam sử lược”, xếp đặt theo thứ tự, chia ra từng thời đại, đặt thành chương, thành mục rõ ràng, để ai cũng có thể xem được sử, ai ai cũng có thể hiểu được chuyện, khiến cho sự học sử của người mình được tiện lợi hơn trước.”

(Trần Trọng Kim - Việt Nam sử lược)

“Viết như vậy mới đích thực là nhà Sử học. Có nói có. Không nói không. Sai nói sai. Đúng nói đúng. Dường như mọi diễn biến lịch sử trên đấy nước ta trước thế kỉ 20, tác giả không bỏ sót một sự kiện nào. Minh bạch, mạch lạc, rõ ràng trình ra trên từng dòng, từng trang sách. Tác giả không đứng về một họ chỉ để viết cho dòng họ ấy mà đứng trên cái chung để viết cho độc giả. Quan điểm riêng của người viết là ở phần nhận xét đánh giá và kết luận. Công bằng và khách quan đấy chứ. Điều đó khác với mọi cuốn sử, sách giáo khoa văn sử về sau.”

(Mai Khắc Ứng)

Trần Trọng Kim (1883-1953) - Bút hiệu Lệ Thần, là một học giả uy tín đầu thế kỉ 20. Tên tuổi của ông gắn liền với công trình nghiên cứu về văn học và văn hóa như “Nho giáo”, “Việt Nam sử lược”, “Việt Nam văn phạm”, “Quốc văn giáo khoa thư”...

Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu bạn đọc.

 

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo