Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

“Không chiến zero rực lửa” và tác giả Hyakuta Naoki

28/02/2017

“Không chiến zero rực lửa” và tác giả Hyakuta Naoki

Vào giai đoạn cuối chiến tranh thế giới II, do sự tấn công của lực lượng đồng minh, phe trục phát xít Nhật- Đức-Ý lâm vào tình thế khó khăn, khó lòng thắng nổi. Trong cuộc chiến tranh trên biển Thái Bình Dương Nhật Bản đã tỏ ra thua kém Mỹ về nhiều mặt, đặc biệt là vũ khí. Trước tình hình đó, quân đội Nhật Bản nghĩ mọi cách để cứu vãn tình thế và họ đã lập ra các đội cảm tử để hòng lấy lại thế trận. Đội đặc công đã ra đời trong bối cảnh như vậy. Đội đặc công trên không của Nhật ta thường biết đến với tên gọi “Kamikaze” (Thần Phong), ngoài ra còn có đội đặc công trên bộ, đặc công dưới nước…là những đội có nhiệm vụ tấn công đối phương theo dạng “cảm tử” đầy bi tráng.

Cuốn “Không chiến zero rực lửa” của tác giả Hayakuta Naoki đã miêu tả lại đội đặc nhiệm này và tâm trạng của những người lính cảm tử Nhật Bản khi đó. Ý đồ của tác giả muốn cuốn sách sẽ là cầu nối để thế hệ trẻ Nhật Bản ngày nay không quên những hy sinh của các bậc cha ông và biết quí trọng những năm tháng hòa bình mà họ đang sống. Cuốn sách đã trở thàng cuốn Bestseller ở Nhật Bản với trên 3 triệu 50 vạn cuốn đã bán hết cuối năm 2013.

Cuốn tiểu thuyết “Không chiến zero rực lửa” (Eien no Zero) của tác giả Hyakuta Naoki đã vượt kỷ lục sách bán chạy nhất nước Nhật Bản là 3 triệu 50 vạn bản năm 2013.

 

tac-gia-1

Cuốn “Không chiến zero rực lửa” của tác giả Hayakuta Naoki đã miêu tả lại đội đặc nhiệm này và tâm trạng của những người lính cảm tử Nhật Bản

 

Ông vốn bắt đầu sự nghiệp là tác giả truyền hình của chương trình “trinh thám ban đêm” đài phát thanh Asahi, đã có nhiều chương trình trên TV, năm 2006 đột nhiên ông cho ra đời cuốn tiểu thuyết “Không chiến zero rực lửa” và đến cuối 2013 đã vượt con số bán ra là 3 triệu 450 vạn cuốn, trở thành cuốn sách bán chạy nhất ở Nhật Bản. Ngày 21-12 -2013 thì người ta bắt đầu khởi chiếu trên toàn Nhật Bản cuốn phim dựa trên cuốn tiểu thuyết này của ông. Và nghe nói màn bạc cũng đã thu hút rất nhiều người xem.

Câu chuyện bắt đầu vào mùa hè thứ 60 sau khi chiến tranh thế giới II kết thúc. Anh chàng lãng tử ngành tư pháp tên là Sahaku Kentaro được chị gái Keiko là một nhà văn tự do nhờ đi điều tra về cuộc đời của ông ngoại mình tên là Miyabu Kyuzou vốn là một lính đặc công đã tử nạn trong cuộc chiến số không (zero sen). Anh được biết trên đường đến thăm bạn chiến đấu cũ, ông Kyuzou đã học được kỹ thuật điều khiển máy bay thiên tài, ông đã từng không những bắn rơi máy bay địch mà còn sống sót trở về và bị mọi người cười nhạo là “người mắc bệnh sợ của đội hàng không số 1 hải quân”. Nhưng rồi không hiểu sao người đàn ông luôn mồm hứa với vợ là “anh sẽ không chết cho đến khi gặp được con gái” ấy đã tình nguyện vào đặc công để rồi bỏ mạng ngay trước khi kết thúc cuộc chiến? Câu chuyện triển khai đan xen giữa hiện tại và quá khứ. Đây là cuốn tiểu thuyết dài gần 600 trang nhưng gồm những lát cắt ghi lại nhiều ký ức khiến người ta đọc liền một mạch cho đến khi cuối cùng người làm nhân chứng xuất hiện.

Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Hyakuta Naoki.

- Tại sao ông lại chọn đề tài là cuộc chiến tranh Thái Bình Dương?

Khi tôi đang nhào nặn ý tưởng thì bố bị ung thư giai đoạn cuối bác sĩ nói rằng cụ chỉ có thể sống được chừng nửa năm nữa. Trước đó thì bác tôi mất…Cả hai người đều đã trải qua thời kỳ chiến tranh, họ thường hay kể cho tôi nghe về chiến tranh. Tuy vậy họ không kể cho các con tôi nghe. Nhìn ra xung quanh cũng thấy ít người kẻ lại những trải nghiệm của mình cho các thế hệ sau nên tôi nghĩ rằng chúng ta phải có trách nhiệm kể lại những ký ức đó vì nó có nguy cơ bị mai một.

Đối với Hyakuta thì Miyabe trong tiểu thuyết là thế hệ cha ông, còn Kentaro và Keiko là thế hệ con ông.

Tác giả muốn “Không chiến zero rực lửa” trở thành chiếc cầu nối giữa các thế hệ Nhật Bản.

Trọng tâm câu chuyện là quá trình hình thành đội đặc công. Hyakuta nói:

- Khi giao chiến bằng hỏa pháo với quân đội Mỹ thì những người lính không quân thuộc lực lượng Hải quân Nhật Bản luôn đứng ở tuyến trước. Vào cuối kỳ chiến tranh họ phải chịu sức ép hàng ngày về khả năng thắng mong manh của quân đội Nhật trong cuộc chiến. Trong khi đó thì đội đặc công Nhật Bản lại có màu sắc khác. Nói cho văn vẻ tức là họ “cầm chắc cái chết trong tay”. Tính bi kịch ở đây chính là thành công bằng cái chết, tôi nghĩ rằng nó là cái tôi muốn chuyển tải lại cho thế hệ sau về cuộc chiến tranh đó.

 

tac-gia-2

Tác giả Hayakuta Naoki.

 

Miyabe Kyuzo là nhân vật điện ảnh do Hyakuta tạo ra. Vì vậy ông cũng đã rất lo lắng về nhân vật này.

Ông kể:

- Bảy năm trước khi được xuất bản, khi đó còn nhiều phi công trong chiến tranh lạnh còn sống. Khi còn có cơ hội gặp gỡ, tôi lo rằng sẽ bị nhắc nhở răng “đừng viết bậy bạ”, “Có những kẻ như vậy sao?” Nhưng thực tế được họ động viên là “cậu viết tốt lắm. Đúng là tâm trạng khi đó như vậy”, “nhân vật như Miyabe đúng là có thật đấy”, nghe những lời nhận xét như vậy tôi đã yên tâm.

Khối lượng 1000 trang bản thảo vượt quá số trang qui định nên không thể tham gia nhận giải thưởng tác giả mới . Tôi mang đến các nhà xuất bản lớn cũng bị từ chối như vậy. Họ nói rằng “Đề tài chiến tranh không bán được đâu”. Hơn nữa trong bản thảo có quá nhiều những thuật ngữ chiến thuật và miêu tả vũ khí của lính quá chi tiết, đối với mọi người có thể lôi cuốn…nhưng nếu lược bớt đi thì tính chân thực (Reality) lại không có vì thế tôi cứ viết như những gì đã hiểu. Thực là một cuốn tiểu thuyết đã đương đầu với những điều cấm kỵ (taboo).

Những người biên tập thì nói phải đợi đến khi phát hành mới biết, nhưng rồi việc bán sách đã không suôn sẻ. Ban đầu độc giả toàn là những đàn ông cao tuổi. Nhưng rồi việc bán sách dần thay đổi, tuổi độc giả dần dần hạ xuống, tỉ lệ độc giả nữ giới cũng tăng lên. Số lượng sách bán ra tăng dần, đến 2012 số sách bán ra đã vượt con số 1 triệu bản. Thế rồi người ta quyết định đưa lên phim. Năm nay (2013) thì số sách bán được đã vượt 3 triệu bản, tầng lớp mua sách đã lan rộng trong thế hệ trẻ, không ít hình ảnh các em nhỏ nam nữ thế hệ tuổi Teen đã mua đọc.

- Đúng là, vẫn không thể tin được- Hyakuta mỉm cười nói tiếp- Nhưng mừng nhất là khi tôi đọc được rất nhiều ý kiến từ độc giả rằng: “Tôi đã bất ngờ. Ông bà ta đã sống qua thời kỳ như vậy sao?” xuất hiện cả những lời phàn nàn “Giá mà được nghe ông đã mất kể những câu chuyện chiến tranh thì hay biết mấy”. Có thể nói tôi đã đạt được mục tiêu làm “cầu nối” một cách ngoạn mục.

Về cuốn phim sắp công chiếu ông cười nói: “đáng ra phải để các nhà làm phim nói mới đúng, nghe nói phản ứng rất tốt”

Trước đó đã có nhiều lời mời nhưng Hyakuta chưa ứng ý kịch bản nào cả. Với kịch bản phim này thì ông đã mãn nguyện.

- Lần này xem qua kịch bản tôi đã sung sướng reo lên “hay quá, tuyệt vời!”, không thêm bớt gì Ok ngay và đề nghị “Cứ thế này đưa lên phim nhé!”.

Ông trầm ngâm: - Đạo diễn cũng tuyệt vời. Các diễn viên chính như Ikada Jun, Miura Haruma, Minoue Mao, Hukiishi Kazue thì miễn chê, tất cả các diễn viên khác cũng đều thể hiện tốt vai trò của mình khiến tôi rất xúc động. Khi xem họ đóng thử tôi đã rưng rưng nước mắt- Hyakuta cười mà mắt đỏ hoe.Vậy thông qua tiểu thuyết và bộ phim này tác giả Hyakuta muốn đưa ra thông điệp gì?- Cuốn sách và cuốn phim đã miêu tả trạng thái giới hạn của con người.

Ngay ngày mai bản thân ta hoặc người ta yêu có thể bỏ mạng. Điều đó chắc chắn không phải là sự việc xảy ra trong ngày xưa xa xôi. Bây giờ ta đang được sống là thời đại hòa bình, ta cảm thấy mặc nhiên như vậy. Nhưng tôi muốn mọi người phải cảm nhận được sự đáng quí của việc đang được sống trong hiện tại. Hơn nữa tôi sẽ rất hạnh phúc nếu nhân đây tạo ra cơ hội để mọi người suy ngẫm xem “người ta sống vì cái gì, sống vì ai”.…

Bước vào tuổi 50 Haykuta mới trở thành nhà viết tiểu thuyết, ông đã muốn thử sức trong một lĩnh vực mới.Và, bộ phim “Số 0 vĩnh viễn” (Eien no zero) đã khởi chiếu trong toàn Nhật Bản ngày 21-12-2013.

Về tác giả Hayakuta Naoki:

Sinh 23-2-1956 tai Osaka- Nhật Bản, nguyên là tác giả chương trình “Trinh thám! Night Scoop” của đài truyền hình Asahi. Năm 2006 cho ra tiểu thuyết đầu tay “Không chiến zero rực lửa” (nhà xuất bản Ôta). Năm 2013 tiểu thuyết này đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất Nhật Bản với 3 triệu 50 vạn cuốn.

Tiểu thuyết đã được dựng thành phim và khởi chiếu 12/2013. Năm 2008 ra mắt tiểu thuyết thể thao “Box”. Được nhận giải thửong nhà sách lần thứ 6 và được dựng thành phim năm 2010.

Năm 2013 ra mắt tiểu thuyết kinh tế lịch sử “Người đàn ông bị gọi là cướp biển”. Đầu năm 2014 đã trở thành sách bán chạy nhất Nhật Bản với 1 triệu 70 vạn cuốn.

Tác giả nhận được giải thưởng nhà sách lần thứ 10 tháng 4/ 2013.

Hayakuta Naoki đang là tác giả có những tác phẩm bán chạy nhất Nhật Bản.

zalo