Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Kinh Điển Nho Gia Tại Việt Nam - Nguyễn Kim Sơn

323.000₫ 380.000₫
Tình trạng: Còn 2 sản phẩm có sẵn.

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn

Hình thức: bìa cứng, 16x24cm, 558 trang

Thể loại: Tư tưởng Việt Nam

Nhà xuất bản: ĐHQG Hà Nội

 

 

0971 998 312

Lược quan về ảnh hưởng của kinh điển Nho gia tại Việt Nam thế kỷ X – đầu thế kỷ XX

PGS. TS. Nguyễn Kim Sơn

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông

Mươi năm trở lại đây, cùng với sự phát triển và điều chỉnh đường hướng không ngừng của giới nghiên cứu Nho giáo Đông Á, việc nghiên cứu kinh điển Nho giáo không ngừng được phát triển. Chính phủ Trung Quốc đã chi hàng triệu USD cho hai chương trình nghiên cứu và biên soạn Nho tạng tại Đại học Nhân dân và Đại học Bắc Kinh. Bộ Nho tạng tinh hoa của Đại học Bắc Kinh với tổng số 500 tập dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015. Hai chương trình biên soạn Nho tạng nói trên là một hoạt động quy mô lớn chưa từng có để hiệu chỉnh và tập thành điển tịch Nho học lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Đồng thời đây cũng là một lần tổng kiểm kê di sản điển tịch Nho học trên quy mô toàn thế giới. Tại Hàn Quốc và Nhật Bản, hai đại học hàng đầu là Đại học Seoul và Đại học Tokyo cũng đều đã thành lập các trung tâm biên soạn Nho tạng riêng với kế hoạch hoạt động quy mô lớn. Tại Đài Loan, Đại học Quốc gia Đài Loan trong bộ tùng thư Đông Á văn minh nghiên cứu tùng thư (Bộ tùng thư nghiên cứu văn minh Đông Á) đã xuất bản đợt đầu được 100 tập, trong đó phần quan trọng tập trung nghiên cứu sự truyền bá và ảnh hưởng của kinh điển Nho gia tới các quốc gia Đông Á khác như Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Giáo sư Hoàng Tuấn Kiệt (Đại học Quốc gia Đài Loan) – người chủ trì bộ tùng thư nói trên đã nhiều lần khẳng định rằng, kinh điển Nho gia có vị trí then chốt và có vai trò quyết  định đối với sự lưu truyền Nho học ở Trung Quốc và sự truyền bá Nho học từ Trung Quốc ra các quốc gia và vùng lãnh thổ khác của châu Á. Nhiều học giả thuộc nhóm Tân Nho gia thế hệ thứ ba trên thế giới, trong sự chú ý hiện đại hóa Nho học cũng chủ trương hiện đại hóa Nho học từ góc độ phát huy những giá trị nhân văn, giá trị vững bền của Nho học thông qua giải thích kinh điển theo tinh thần và phương pháp mới. Trong xu hướng nghiên cứu Nho giáo đang diễn ra rất mạnh mẽ trên thế giới hiện nay, nghiên cứu kinh điển Nho gia có vị trí đặc biệt quan trọng.

Ở Việt Nam, sử tịch còn ghi lại nhiều sự kiện có liên quan tới các hoạt động thảo luận và truyền bá kinh điển Nho gia của nhân vật Sĩ Tiếp thời Đông Hán cùng nhiều vị quan gốc Hán cai trị ở khu vực Giao châu. Tuy nhiên, những hoạt động kinh học của các vị thái thú và quan lại đó ở Việt Nam trước thế kỉ X hầu như chưa có vai trò và ảnh hưởng đáng kể tới Nho học ở khu vực Giao châu nói chung, vì vậy khó có thể coi các hoạt kinh học của họ là một phần của lịch sử Nho học Việt Nam.

Quá trình truyền bá, tiếp nhận và thảo luận về kinh điển Nho gia tại Việt Nam thực sự bắt đầu từ sau khi Việt Nam giành độc lập vào thế kỉ X, từ sau khi nền giáo dục khoa cử Nho học được xác lập và ngày càng hoàn thiện ở Việt Nam. Chúng ta có thể nhìn lướt lịch sử 1000 năm tiếp nhận và bản địa hóa kinh điển Nho gia trên một số nội dung sau:

1. Mấy phương diện ảnh hưởng của kinh điển Nho gia tại Việt Nam  

– Quá trình du nhập văn bản, sử dụng, in ấn, phát hành… kinh điển Nho gia tại Việt Nam.

– Các hoạt động của giáo dục và khoa cử có liên quan tới kinh điển Nho gia.

– Các hoạt động thảo luận có tính chất kinh học ở các mức độ khác nhau lấy kinh điển Nho gia làm đối tượng. Loại hoạt động này được thể hiện ở việc:

+ Giảng nghĩa theo từng câu, từng chữ, hướng dẫn cho người học, có tính nhập môn…. Việc giảng nghĩa này có thể được tiến hành bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.

+ Những bài kinh nghĩa mẫu dùng trong giáo dục và khoa cử….

+ Toát tiết yếu tác phẩm bằng văn Hán và Nôm.

+ Diễn Nôm, diễn ca Nôm kinh điển Nho gia.

+ Giảng nghĩa, luận giải về các tác phẩm kinh điển, chủ yếu dùng chữ Hán (chẳng hạn Luận ngữ ngu án, Dịch kinh phu thuyết, Thư kinh diễn nghĩa…).

Theo thống kê trong bài viết của PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, hiện có 122 đầu sách được lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm có nội dung thảo luận, giải thích Tứ thư và Ngũ kinh.[1] Việc thảo luận về kinh điển Nho gia như vậy tuy chưa thật phong phú, nhưng cũng đủ tạo thành một diện mạo với những đặc điểm riêng của kinh học Việt Nam.

– Những ảnh hưởng của kinh điển Nho gia tới đời sống văn hóa, phong tục, xã hội Việt Nam. Phát huy tư tưởng, nghĩa lí của kinh điển trong các lĩnh vực đời sống văn hóa, lễ nghi, phong tục… chẳng hạn từ Kinh Lễ tới gia lễ, lễ học, tới thánh huấn gia huấn, gia huấn…; ảnh hưởng của Kinh Thi tới tư tưởng và sáng tạo văn học; ảnh hưởng của Kinh Dịch tới triết học, phong thủy, y học…. Có thể nói ảnh hưởng của kinh điển Nho gia tới đời sống xã hội là hết sức to lớn.

2. Nhận xét tổng quan về việc truyền bá, thảo luận và ảnh hưởng của kinh điển Nho gia tại Việt Nam

– Các điển tịch Nho học quan trọng của Nho gia Trung Quốc đều đã từng có mặt và có ảnh hưởng tới Việt Nam. Những vấn đề, nội dung có liên quan tới kinh điển Nho gia đều được các thế hệ nhà nho Việt Nam biết tới và tiếp nhận ở những mức độ khác nhau. Toàn bộ các tác phẩm trong Thập tam kinh đều được các nhà nho Việt Nam đề cập tới, hoặc thảo luận, hoặc diễn dịch.

– Sự truyền bá, tiếp nhận và thảo luận về kinh điển Nho gia ở Việt Nam gắn rất chặt với giáo dục và khoa cử, ít có và rất hiếm có việc thảo luận không gắn với khoa cử. Ngay những công trình thảo luận về kinh điển đi sâu vào tâm tính học như Luận ngữ ngu án của Phạm Nguyễn Du, tác giả cũng nói rõ công trình của mình nhằm phục vụ cho việc giảng dạy học trò.

– Thảo luận và chú giải kinh điển Nho gia ở Việt Nam hầu như không  gắn với việc đấu tranh học phái. Thảo luận kinh điển Nho gia chủ yếu nhắm tới phương diện nghĩa lí, phương diện chính trị nhiều hơn là các vấn đề văn bản. Thảo luận phục vụ chính trị hoặc khoa cử nhiều hơn phương diện học thuật, ít có thảo luận kinh điển nhằm thỏa mãn nhu cầu học thuật và nhu cầu tu dưỡng cá nhân.

– Các trào lưu, các vấn đề lớn của kinh học Trung Quốc với mức độ và độ trễ khác nhau đều có ảnh hưởng, tác động tới nhà nho Việt Nam. Nhưng  nhà nho Việt Nam ít có phân biệt rành mạch, rạch ròi sự khác biệt giữa các thời đại, các học phái trong kinh học Trung Quốc. Lấy ý nghĩa thực tiễn, thực dụng và theo đuổi nghĩa lí làm đầu, các nhà nho Việt Nam thường tìm kiếm các bài học mà không quan tâm tới sự mâu thuẫn vốn tiềm tàng trong các học phái kinh học Trung Quốc. Người ta có thể chọn ở chỗ này hay chỗ khác những tư tưởng có ích cho sự tìm kiếm của người thu nhận, mà không thấy giữa những thứ được thâu nhập đó của Trung Quốc, chúng vốn dĩ mâu thuẫn với nhau. Một dẫn chứng hết sức tiêu biểu cho điều này là nhận xét về vấn đề kim cổ văn. Trong lời tựa Thư kinh diễn nghĩa, Lê Quý Đôn viết: “Vô luận là cổ văn hay kim văn, thể chế, câu chữ khác nhau, nhưng đại để theo đạo đó thì trị, không theo đạo đó thì loạn, làm như vậy thì hưng thịnh, không theo như thế thì suy vong” (無論古文、今文,體製、句字之異,大抵同此道則治,反此道則亂,如此則興,不如此則亡).[2] Tranh luận học phái cổ văn kinh học và kim văn kinh học là cuộc tranh luận phát xuất từ đời Hán, kéo dài nhiều thế kỉ và nó tạm lắng xuống vào cuối đời Hán với sự dung hợp cổ văn kinh học của Lưu Hướng và Lưu Hâm. Tuy nhiên tới thế kỉ XVIII, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của khảo chứng học, vấn đề kim cổ văn lại một lần bùng phát, và lần này tâm điểm là kim cổ văn Thượng thư (Thư kinh). Thời điểm Lê Quý Đôn viết Thư kinh diễn nghĩa, các ý kiến trái chiều của Diêm Nhược Cừ và Mao Kì Linh về vấn đề chân ngụy của Cổ văn Thượng thư đang là vấn đề thời sự. Lời của Lê Quý Đôn cho thấy ông hiểu những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, nhưng với ông, vấn đề đáng quan tâm không phải ở đó.

So với mấy nghìn năm ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia, mức độ thâm nhập sâu của Nho học vào đời sống xã hội và văn hóa Việt Nam thì thảo luận kinh điển như những gì còn lại là ít, ít hơn nhiều so với các nước Hàn Quốc và Nhật Bản. Điều này có nhiều nguyên nhân, do mối quan tâm mang tính thực tiễn hơn là sách vở, kinh viện, do thất lạc….

– Kinh học ở Việt Nam có phương diện độc đáo là diễn ca Nôm, dùng hình thức văn vần để chuyển tải các nội dung tư tưởng của kinh văn. Đây là vấn đề độc đáo cần làm rõ trong những chuyên luận nghiên cứu riêng.

– Trong thảo luận kinh điển, ảnh hưởng của Tống nho, của Chu Hi rất lớn. Tứ thư, Ngũ kinh, Tính lí đại toàn có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng. Các nhà nho Việt Nam có sự vượt ra, thoát khỏi, lấy bỏ thêm bớt ở chỗ này chỗ khác đối với hệ thống của Tống nho, nhưng nó là quy mô nhỏ và không phá vỡ hệ thống. Việc tiếp thu Chu Tử học là một đặc điểm của kinh học ở Việt Nam, nhưng sự ảnh hưởng lớn đó lại không làm hình thành một hệ thống Chu Tử rộng lớn, có hệ thống và sâu sắc.

3. Một số động thái trong việc nghiên cứu kinh điển Nho gia tại Việt Nam những năm gần đây

Trong một vài hội thảo Nho giáo ở Việt Nam gần đây, cũng như trong các kế hoạch nghiên cứu Nho giáo được triển khai, việc kiểm kê kho di sản điển tịch Hán Nôm tại Việt Nam đã bước đầu được thực hiện, đã có nhiều bài báo khoa học được công bố có liên quan tới các tác phẩm nghiên cứu thảo luận kinh điển Nho gia tại Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu hoặc còn dừng ở mức khảo tả giới thiệu văn bản với một vài nhận xét phương diện nội dung, hoặc một vài nghiên cứu về nội dung, nghĩa lí lại được thực hiện bởi những người không đọc được nguyên điển Hán Nôm.

Giới nghiên cứu của Trung Quốc cũng đã tham gia với nhiều bài viết về điển tịch Nho học Việt Nam. Tuy nhiên, sự thiếu khách quan trong nghiên cứu, thiếu tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau và cái nhìn toàn cảnh trong nghiên cứu là điều dễ nhận ra trong các nghiên cứu thuộc loại này.

Có thể nói việc nghiên cứu Nho học Việt Nam nói chung và Nho điển Việt Nam nói chung còn có rất nhiều việc đặt ra, trong đó nghiên cứu một cách tổng thể, đa diện với những phương pháp và quan điểm nghiên cứu, quan điểm học thuật mới hội nhập với học giới khu vực và quốc tế là việc cấp bách, việc mang tính thời sự đang đặt ra. Chúng ta cũng cần nghĩ tới, trong tương lai không xa, nếu việc nghiên cứu Nho giáo Việt Nam không được đổi mới và đẩy mạnh, chúng ta sẽ lẽo đẽo theo sau các học giả trên thế giới về chính di sản của mình. Những trí thức tiên ưu không thể không suy nghĩ một cách nghiêm túc về vấn đề này.


[1] Trịnh Khắc Mạnh, “Thư tịch Hán Nôm có liên quan tới Tứ thư Ngũ kinh hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm”, Tạp chí Hán Nôm (01), 2005.

[2] Văn bản Thư kinh diễn nghĩa kí hiệu A.1251 hiện đang lưu giữ bị khuyết mất hai trang đầu thuộc phần tựa của tác giả. May mắn là toàn văn lời tựa này đã được Phan Huy Chú chép lại trong Lịch triều hiến chương loại chí. Trần Văn Giáp trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm cũng giới thiệu toàn văn nguyên bản chữ Hán lời tựa này.

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo