Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Nghệ thuật sân khấu: hát bội, đờn ca tài tử và cải lương ở Sài Gòn và Nam kỳ cuối thế kỷ XIX đến 1945 - Nguyễn Đức Hiệp

100.000₫ 125.000₫
Tình trạng: Còn hàng

Tác giả: Nguyễn Đức Hiệp

Hình thức: Bìa mềm, 16 x 24 cm, 212 trang

Thể loại: Lịch sử - Văn hóa Việt Nam

Nhà xuất bản: NXB Văn Hóa - Văn Nghệ, 2017

0971 998 312

Nghệ thuật sân khấu: hát bội, đờn ca tài tử và cải lương ở Sài Gòn và Nam kỳ cuối thế kỷ XIX đến 1945 - Nguyễn Đức Hiệp

Cuối thế kỷ XIX chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng về mọi phương diện trong sinh hoạt kinh tế, truyền thông, văn hóa... ở Sài Gòn nói riêng và Nam kỳ nói chung. Quyển sách này trình bày một số sự kiện trong lãnh vực văn hóa từ năm 1861 lúc người Pháp chiếm được Sài Gòn cho đến khi Việt Nam độc lập năm 1945.

Sài Gòn là vùng đất mới gồm đủ loại thành phần các lưu dân và là nơi bị ảnh hưởng của Tây phương đầu tiên. Văn hóa nghệ thuật sân khấu, sinh hoạt xã hội, kinh tế thay đổi nhanh chóng vào đầu thế kỷ XX khi một hình thái mới của nghệ thuật sân khấu là cải lương phát triển nhanh chóng từ sự tổng hợp của hát bội, đờn ca tài tử và nghệ thuật kịch nói Tây phương.

Gần đây chúng ta thường nghĩ và cho rằng cải lương là loại hình nghệ thuật sân khấu đa số dành cho giới bình dân và chỉ trong môi trường đó cải lương mới phát triển và sống được. Nhưng thực sự thì sự hình thành của cải lương ban đầu là do sự tham gia và nâng đỡ của tầng lớp trí thức thượng lưu theo Tây học hay bị ảnh hưởng của văn hóa Tây phương trong các thập niên 1920 và 1930. Cải lương tồn tại và phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ đầu là nhờ sự tham gia của họ vào sự thay đổi, cải biến hay cải lương hóa môn nghệ thuật hát bội truyền thống cho thích ứng với thời đại. Khi cải lương đã trở thành phổ quát và được ưa chuộng hầu hết trong xã hội ở mọi tầng lớp, thì vai trò của các lớp trí thức tinh hoa xã hội mới không còn.

Trong thời kỳ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, hát bội cũng phát triển mạnh so với thời kỳ xao lãng sau khi Tổng trấn Gia Định thành mất. Thời kỳ “phục hưng” này của hát bội, trước khi cải lương chiếm thế thượng phong, một phần cũng là do sự chú ý của người Pháp và thành công của hát bội ở các Hội chợ thế giới 1889, 1900 ở Paris gây nên một phong trào thưởng lãm, nghiên cứu và phát triển các gánh hát bội của các nhà trí thức và tư sản ở Sài Gòn và Nam kỳ như Lương Khắc Ninh, Diệp Văn Kỳ, Lê Thị Thiên.

Hai thập niên đầu thế kỷ XX chứng kiến sự ra đời của rất nhiều sách dịch ra quốc ngữ hay sáng tác các tuồng hát bội, bài ca tài tử từ các nhà xuất bản, nhà in mà đa số là do người Việt làm chủ như Đinh Thái Sơn, Nguyễn Văn Của, Nguyễn Văn Viết, Huỳnh Kim Danh... Số lượng các đầu sách về tuồng hát bội, tuồng thơ, bài ca tài tử rất nhiều và hơn cả các giai đoạn sau cho đến ngày nay, cho thấy hát bội và đờn ca tài tử trong giai đoạn 1900-1920 rất phổ thông trong quần chúng và tác giả các tuồng hát bội, bài ca tài tử có cơ hội để đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Sự tiến hóa từ hát bội và kết hợp nhạc tài tử, ca ra bộ với kỹ thuật sân khấu kịch Âu châu đến nghệ thuật cải lương cần có ý thức, tư tưởng đổi mới và thấm nhuần cả hai nền văn hóa, Việt Nam truyền thống và văn hóa Pháp. Chúng ta phải kể đến Lương Khắc Ninh, Nguyễn Liên Phong, Nguyễn Tùng Bá, Nguyễn Trọng Quyền, Trương Duy Toản, Diệp Văn Kỳ, Hồ Biểu Chánh, Trương Văn Bền, Trần Đắt Nghĩa, Pierre Tú, André Thận, cô Ba Ngoạn,... những người tiên phong truyền bá, viết tuồng theo phong cách tân thời và phỏng theo tiểu thuyết xã hội, các thương gia, chủ nhà máy, kỹ nghệ gia, hay những người mở gánh hát là những trí thức bị ảnh hưởng Tây học. Hội các thương, kỹ nghệ gia người Việt Nam ở Nam kỳ (Association des commerçants et industriels Annamites de Cochinchine) cùng các hội đoàn, câu lạc bộ thể thao, chủ các tờ báo, nhà in,... tập hợp tầng lớp tinh hoa ở Sài Gòn và Nam kỳ đã hỗ trợ, nâng đỡ và tham gia vào hoạt động sân khấu cải lương trong những năm đầu từ cuối thập niên 1910 đến thập niên 1930.

Đầu thập niên 1920, sau phong trào Minh Tân, nhiều người Việt, đa số ảnh hương theo Tây học, đã tham gia và thành công trong thương trường. Các nhà doanh nghiệp kỹ nghệ người Việt đã thành lập Hội Kỹ nghệ và thương gia người Việt. Hội hỗ trợ các hoạt động doanh nghiệp và giúp đỡ doanh nhân Việt Nam phát triển khuếch trương kỹ nghệ và thương mại ở Sài Gòn và các tỉnh.

Hội Kỹ nghệ và thương gia người Việt là một trong nhiều tổ chức của các thành phần ưu tú trong xã hội bảo trợ và ủng hộ sân khấu nghệ thuật cải lương (théâtre reformist).

Cải lương phản ảnh sự thay đổi lớn lao trong xã hội, những kỷ cương truyền thống của xã hội Á Đông đã bị ảnh hưởng do sự tiếp nhận văn hóa, văn minh và lối sống Âu Tây vào đầu thế kỷ XX. Những vở tuồng xã hội cho thấy vai trò phụ nữ đã được giải phóng về phương diện gia đình, tự do tình yêu và tham gia hoạt động kinh tế, văn hóa mà trước đây họ bị gò bó. Những sự thay đổi này đã gây ra nhiều tranh luận trên báo chí, bên cạnh những tranh luận về vai trò của sân khấu cải lương trong sự đổi thay, truyền bá tư tưởng mới.

Cuốn sách này dựa trên một số tư liệu sách báo nhằm mục đích phác họa cho độc giả thấy bối cảnh và sự phát triển của các loại hình nghệ thuật sân khấu như hát bội, nhạc tài tử, ca ra bộ, cải lương và sự phong phú của lịch sử nghệ thuật sân khấu ở Sài Gòn nói riêng và Nam kỳ nói chung trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến 1945.

Nguyễn Đức Hiệp

Về tác giả:

Tiến sĩ – NNC Nguyễn Đức Hiệp

Sinh trưởng ở Sài gòn, sang Úc du học năm 1974 theo Quỹ học bổng Colombo. Hiện là chuyên gia khoa học về khí quyển ở Bộ Môi trường và Di sản, tiểu bang New South Wales, Australia. Từ nhiều năm qua làm việc và cộng tác với các nhà nghiên cứu ở Việt Nam trong lãnh vực môi trường, biến đổi khí hậu và bảo tồn di sản văn hóa. Tác giả nghiên cứu nhiều bài viết về lịch sử, khoa học, văn hóa cho các báo, tạp chí chuyên môn và phổ thông trong và ngoài nước.

Những tác phẩm đã xuất bản :

+ Sài Gòn – Chợ Lớn qua những tư liệu quý trước 1945 – năm 2015, tái bản lần 1 năm 2018

+ Sài Gòn – Chợ Lớn, Ký ức đô thị và con người – năm 2016, tái bản lần 1 năm 2018

+ Sài Gòn - Chợ Lớn, Thể thao và báo chí trước 1945 – năm 2016

+ Thiên nhiên kỳ diệu hay thảm họa – năm 2016

+ Nghệ thuật sân khấu: hát bội, đờn ca tài tử và cải lương ở Sài Gòn và Nam kỳ cuối thế kỷ XIX đến 1945 – năm 2017

+ Sài Gòn – Chợ Lớn nửa cuối thế kỷ XIX – năm 2017

+ Sài Gòn và Nam kỳ trong thời kỳ Canh tân 1875 - 1925  - ( năm 2019)

+ Sài Gòn – Chợ Lớn: Đời sống xã hội và chính trị qua tư liệu báo chí 1925-1945, xuất bản năm 2019

+ Lịch Sử Doanh Nghiệp Và Công Nghiệp Ở Sài Gòn Và Nam Kỳ Từ Giữa Thế Kỷ XIX Đến Năm 1945, xuất bản năm 2019

+ Kiến trúc đô thị và cảnh quan Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và nay, xuất bản năm 2020

SÁCH KHAI MINH TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo