Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Vòng Luân Hồi Của Cái Đẹp - Trần Đán

Tình trạng: Hết hàng

Đặt trước

Vòng Luân Hồi Của Cái Đẹp - Trần Đán

Nhà nghiên cứu Trần Đán (Mỹ) nổi tiếng với những bài viết về mỹ thuật và cái đẹp gần đây trên DDVN. Những bài viết của anh với lượt truy cập rất lớn chứng tỏ được sự quan tâm của độc giả. Ngoài những tiểu luận sắc sảo, anh còn là một họa sĩ, photographer, dịch giả... Đầu năm mới 2021, ban biên tập trân trọng giới thiệu một bài viết mới của anh "Vòng luân hồi của cái đẹp". 

Thử hỏi các bạn:

-Cái Đẹp ở đâu trong tranh của Francis Bacon, Lucien Freud, Fernando Botero?
-Ai còn muốn ngồi làm người mẫu chân dung cho Picasso hay De Kooning dù có rất nhiều tiền?
-Kandinsky xem màu đỏ là màu của sự đam mê, còn tôi cho màu đỏ là màu của sự giết chóc, ai đúng ai sai?
Trong thế kỷ vừa qua các trường phái nghệ thuật thay đua nhau xuất hiện bên phương Tây. Các nghệ sĩ Việt Nam, sau những năm dài chiến tranh, đi những bước chập chững vào cuộc chơi. So với 20 năm trước thì họ đã đạt được những thành tựu nhất định. Để hiểu thêm tiến trình và cơ hội, chúng ta nên xem lại cái nền tảng truyền thống của nghệ thuật – khái niệm về Cái Đẹp.

Circle of Beauty - Tranh nhà nghiên cứu nghệ thuật, họa sĩ Trần Đán

Về Cái Đẹp, một anh bạn nhiên cứu mỹ thuật đã đưa ra hai định nghĩa : "Cái đẹp quy ước và cái đẹp nền tảng trong nghệ thuật biểu hiện trong bản chất tối hậu của thực tại". Có thể nhiều người chưa cho định nghĩa ấy là chuẩn xác, nhưng tôi vẫn cứ xin dùng chúng làm cơ sở tranh luận.
Đầu tiên anh ấy giải thích quan niệm “cái đẹp quy ước” là cái đẹp do xã hội, chính trị, tôn giáo, v.v . định nghĩa. Và do đó, theo anh, nó biến đổi với thời gian và điều kiện lịch sử. 
Thời kỳ Cổ La Hy có lẽ là lần đầu tiên con người tìm cách định nghiã Cái Đẹp một cách có hệ thống, dựa trên phân tích bởi lý trí. Plato với thuyết Hình và Bóng lập luận rằng nghệ thuật (hành động đi tìm Cái Đẹp) chỉ là sự đeo đuổi những cái Bóng, do đó là một sinh hoạt kém giá trị hơn triết học (hành động đi tìm Sự Thật tức Cái Hình.) Ông ấy đúng hay sai thì mặc, dòng sông nghệ thuật vẫn tuôn chảy. Một số nhánh nghệ thuật, đặc biệt là điêu khắc hình người (thay vì hình thần linh), và kiến trúc vẫn đạt được đỉnh cao.
Khi Ki-Tô-Giáo được chấp nhận trên toàn cõi châu Âu thì nghệ thuật bị đặt vào khuôn tôn giáo, và đứng sau nó là tầng lớp xã hội bảo trợ nó tức vua và quý tộc. Cái đẹp biến dạng thành Cái-Đẹp-Thánh-Thiện và Cái-Đẹp-Quyền-Quý.

"Lạc vào khu rừng nghệ thuật" - Tranh của họa sĩ, nhà nghiên cứu nghệ thuật Trần Đán. 
 

Khi cuộc cách mạng tư sản và cách mạng khoa học kĩ thuật nổ ra thì tư duy nghệ thuật cũng dịch chuyển, và các nghệ sĩ nôn nức chất vấn định đề “Nghệ Thuật là làm gì và cho ai?” Từ đó có sự chuyển biến sâu sắc không những về đề tài mà đồng thời về hình thái, chất liệu. Nghệ sĩ  được khuyến khích phát huy cái nhìn cá nhân, biểu lộ cảm xúc cá nhân. Thời kỳ đó được gọi là “Thời Kỳ Lãng Mạn”. Cái thế giới song song mà các nghệ sĩ tạo ra, trong hội họa, âm nhạc, thi ca đều hướng về ca ngợi Tình Yêu và Cái Đẹp– phải hiểu là Tình-Yêu-Cá-Nhân và Cái-Đẹp-Cá-Nhân, không do xã hội hay tôn giáo áp đặt.

Sau này, tuy Marx không nói rõ nghệ thuật dưới chủ nghĩa cộng sản phải như thế nào, nhưng trong thực hành Lenin và Stalin đã suy diễn ra trong thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội thì nghệ thuật phải tham gia vào đấu tranh giai cấp – cái mà họ đặt tên là “hiện thực xã hội chủ nghĩa.” Nghệ thuật này chủ yếu lên án tư duy cá nhân như song sinh của tư duy tư sản, yêu cầu văn nghệ sĩ phải vạch ra và lên án những mảng tối của xã hội tư sản đương thời, đề cao cái xã hội cộng sản lý tưởng mà người cộng sản phải vươn đến, yêu cầu văn nghệ sĩ hi sinh tự do cá nhân để phụng sự cho tự do tập thể. Theo tư duy này Cái-Đẹp-Cá-Nhân phải được thay thế bằng Cái-Đẹp-Tập-Thể. Khi chế độ chủ nghĩa xã hội tan rã tại Liên Xô thì cái đẹp quy ước, tức hiện thực chủ nghĩa xã hội, cũng mất theo. 

Tác phẩm của Điêu khắc gia Đào Châu Hải 

Vậy thì đúng là cái đẹp quy ước chết đi và sống lại tùy theo định nghĩa và các qui luật của xã hội làm ra nền nghệ thuật đó. 
Để đối lại “cái đẹp quy ước” đó nhà nghiên cứu mỹ thuật bạn tôi đưa ra “cái đẹp nền tảng” và nói đó là “nghệ thuật biểu hiện trong bản chất tối hậu của thực tại.” 
Tuy chưa rõ “cái đẹp nền tảng” đó là gì nhưng khi đem ra đối chiếu với “cái đẹp quy ước” tôi ngầm hiểu anh ấy ngụ ý: chỉ có “cái đẹp nền tảng” mới không tùy thuộc vào sự áp đặt của xã hội, chính trị, tôn giáo, và do đó nó sâu sắc nhất, nhân bản nhất, và bất biến – cái mà người nghệ sĩ chân chính phải mong đạt đến.

Tác phẩm của họa sĩ Trần Hải Minh - "Múa lân" - 1987. 

Vậy thế nào là “bản chất tối hậu của thực tại?” 

Bao nhiêu triết gia đã mổ xẻ nó, đã truy tìm nó. Mỗi người một giả định. Theo Phật thì đó là cái Nghiệp, buộc bởi sợi giây Nhân Quả và thực tại cứ theo đó mà vận hành. Theo Lão Trang và triết gia Hy Lạp Heraclitus thì đó là Động, với biểu tượng “một người không thể bước vào dòng sông hai lần.”  Theo Khổng thì là Chân – Thiện – Mỹ, những chân lý tưởng chừng bất biến nhưng thật sự nằm trong một tôn ti trật tự nhất định. Theo Plato đó là Thế Giới Minh Triết Lý Tưởng. Theo Ki Tô đó là Sa Ngã và Cứu Rỗi. Theo Darwin đó là Sinh Tồn, theo Descartes là Tư Duy Độc Lập, theo Kant là Khả Năng Phán Xét, theo Freud là Sinh Lý. Theo Marx đó là Đấu Tranh Giai Cấp, theo John Stuart Mill là Tự Do. Vân vân và vân vân. Ai cũng muốn dựng lên môt mô hình tối giản của thực tại.

Tượng của họa sĩ Đinh Phong 

Thật là rối mù đối với một con người bình thường như tôi ( “bình thường” không theo nghĩa là “không điên” nhưng theo nghĩa với “khả năng phán xét trung bình”)! Chẳng phải khi ta nghiệm chung chung thì tất cả các gỉa định trên đều đúng một phần nào, không cái nào là “tối hậu”? Con người nào lại không bị chi phối song song bởi sinh tồn và lý trí, ích kỷ và minh triết, bản năng thú vật và tính hướng thiện?
Phải chăng tìm đến bản chất tối hậu của thực tại đó chỉ là ảo vọng của con người lênh đênh trên biển thực tại vô cùng vạn biến, chỉ mong có một hòn đảo cố định đế trôi dạt vào? Nếu trí tuệ của con người chỉ có khả năng cảm nhận thực tại đó, thì có phải cái thực-tại-được-cảm-nhận đó cũng tùy thuộc vào những điều kiện, môi trường tạo ra nó, và chưa chắc là hoàn toàn khách quan và bất biến?

Tranh của nhà nghiên cứu nghệ thuật, họa sĩ Trần Đán 

Và hơn nữa cái “bản chất tối hậu của thực tại” đó có đồng nghĩa với Cái Đẹp? Và thái độ của nghệ sĩ phải như thế nào nếu bản chất tối hậu của thực tại không đồng nghĩa với Cái Đẹp mà là với Cái Xấu? 

(Xem tiếp kỳ 2)

Nhà nghiên cứu nghệ thuật Trần Đán

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo