Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Combo Sách Báo Chí Dành Cho Phóng Viên, Biên Tập Viên

468.000₫ 520.000₫
Tình trạng: Còn hàng

Combo 6 cuốn

Tác giả: Nhiều tác giả

Hình thức: bìa mềm

0971 998 312

Combo Sách Báo Chí Dành Cho Phóng Viên, Biên Tập Viên

1. Biên Tập Báo Chí - Nguyễn Quang Hòa

Cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay là giáo trình chính thức của Học viện Báo chí - Tuyên truyền, được viết để phục vụ giảng dạy môn Biên tập báo chí cho sinh viên, những người sẽ trở thành phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan báo chí, nhà xuất bản trong tương lai. Đồng thời, nó cũng rất bổ ích cho những người đang làm công tác biên tập, phóng viên báo chí. Ở Chương 1, tác giả đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác biên tập như “khái niệm”, “đặc điểm của công tác biên tập”, “vai trò của biên tập viên” và những vấn đề đặt ra với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ biên tập viên. Từ Chương 2, cuốn sách nói rõ các bước lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, kế hoạch đột xuất; quy trình xuất bản ở các tòa soạn báo, từ bản thảo của phóng viên tới tờ báo trên tay bạn đọc (hoặc các trang điện tử, chương trình phát thanh, truyền hình). Cuốn sách còn trả lời các câu hỏi: - Những ai biên tập báo chí? Vị trí và đặc điểm của công tác biên tập là gì? - Những loại lỗi phổ biến trên báo và các lỗi hi hữu, xảy ra trong các hoàn cảnh đặc biệt. - Những nguyên tắc khi biên tập. - Người biên tập cần những tố chất gì, những loại kiến thức gì để hoàn thành tốt công việc trong các tòa soạn đa phương tiện? - Những điều cần chú ý khi biên tập các chuyên đề Xây dựng Đảng, Kinh tế, Văn hóa xã hội, Pháp luật, Thể thao... Tác giả cũng chỉ ra những kẽ hở trong quy trình biên tập, đó chính là những cạm bẫy đối với người biên tập và đưa ra cách khắc phục.

2. Biên Tập Ngôn Ngữ Sách Và Báo Chí

Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí là cuốn sách biên soạn theo chương trình cho sinh viên Khoa xuất bản và Báo chí, đã được bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua. Cuốn sách là cơ sở chung có tính lý luận và thực tiễn về những vấn đề biên tập, về những điều chuẩn mực trong công việc biên tập, đồng thời đi sâu vào nghiệp vụ, trang bị những kiến thức và những kinh nghiệm cần thiết để biên tập viên, phóng viên và cả tác giả... tiến hành công việc phân tích, xem xét đánh giá và sửa chữa văn bản bản thảo một cách khoa học, logic, nghệ thuật... nhằm nâng cao chất lượng bản thảo được tốt hơn.

3. Một Số Xu Hướng Mới Của Báo Chí Truyền Thông Hiện Đại

Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và sự thay đổi trong xu hướng tiếp nhận thông tin của công chúng, báo chí truyền thông hiện đại cũng đang bước vào một thời kỳ mà mọi giá trị của thông điệp và tin tức đều khó có thể khẳng định sự bền vững. Sự thay đổi của công nghệ và tần suất xuất hiện của những xu hướng mới khiến cho báo chí truyền thông hiện đại luôn nằm trong xu thế vận động liên tục. Đóng một vai trò quan trọng trong quá trình truyền tải thông điệp truyền thông đến công chúng, các nhà báo hiện đại cũng luôn phải thay đổi, làm mới chính mình để không chỉ đáp ứng nhu cầu của công chúng mà còn để không bị tụt hậu so với công nghệ của nền công nghiệp truyền thông đang thay đổi từng ngày, từng giờ hiện nay.

Nội dung cuốn sách được cấu trúc với 4 chương:

Chương 1: Một số vấn đề và xu hướng chung của báo chí hiện nay

Chương 2: Truyền hình hiện đại: Đặc tính và xu hướng

Chương 3: Xu hướng phát thanh hiện đại trên Internet

Chương 4: Những vấn đề của quảng cáo hiện đại

Nội dung cuốn sách đề cập đến một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện nay, với mong muốn đem đến một cái nhìn xuyên suốt và đa diện về những xu hướng chủ đạo của báo chí truyền thông hiện đại cả trên thế giới và ở Việt Nam, cả trên lĩnh vực báo chí và truyền thông. Dù chưa bao quát hết được tất cả các lĩnh vực của báo chí và truyền thông hiện đại, nhưng ở mỗi góc nhìn, các tác giả đã cố gắng vừa bao quát được những đặc điểm chung về xu hướng của loại hình, vừa có những kiến giải riêng vào từng góc độ tiếp cận. 

4. Tác Nghiệp Báo Chí Trong Môi Trường Truyền Thông Hiên Đại

Hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ kỹ thuật số, Internet đã và đang tác động sâu sắc, đa dạng, phong phú đến “món ăn” tinh thần hàng ngày của công chúng truyền thông hiện đại. Đặc biệt, với sự ra đời của các thiết bị di động, những màn hình tương tác trở thành phương tiện truyền thông thông minh để mỗi giây, cư dân mạng có thể tải và chia sẻ hàng tỉ byte thông tin. Điều đó khiến cuộc va chạm giữa phương tiện truyền thông truyền thống và mới, giữa báo chí chính thống và truyền thông xã hội trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Dù thừa nhận hay không, truyền thông xã hội vẫn là một thực thể truyền thông đã và đang ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống truyền thông hiện đại, tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng, tác động không nhỏ đến ngành báo chí truyền thông thế giới đương đại.

Có thể thấy, truyền thông Internet ra đời tạo ra xu hướng hội tụ truyền thông và đa phương tiện, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự vận động và phát triển của báo chí truyền thông hiện đại. Vậy, hội tụ truyền thông là gì? Sự xuất hiện của kỷ nguyên truyền thông số đã khiến nghiệp vụ báo chí truyền thông có những thay đổi căn bản. Những thay đổi đó tác động như thế nào đến tiến trình hội tụ truyền thông? Từ tòa soạn đơn loại hình đến đa phương tiện rồi phát triển tới tòa soạn hội tụ là sự phát triển tiệm tiến từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong bối cảnh chung đó, các tòa soạn báo ở Việt Nam nên sắp xếp và thay đổi mô hình tổ chức như thế nào để thích ứng với xu thế phát triển chung của thế giới hiện đại? Đây là những vấn đề đang được báo giới, học giả cũng như các nhà báo hết sức quan tâm.

Có thể khẳng định, sự xuất hiện thời đại truyền thông hội tụ không làm thay đổi bản chất của báo chí, mà báo chí vẫn cần sự phát hiện và khai quật của nhà báo chuyên nghiệp, vẫn cần sự gia công trong khâu biên tập và khâu xuất bản, vẫn phải thông qua phương tiện truyền thông để đưa sản phẩm báo chí tới công chúng. Và sự thay đổi của nó là tốc độ truyền phát thông tin và phương thức tiếp nhận thông tin. Nắm vững các kỹ năng làm báo hiện đại vẫn là yêu cầu quan trọng nhất của người làm báo trong môi trường truyền thông hiện nay.

  Trong môi trường hội tụ truyền thông, những nghiên cứu về sự thay đổi và bất biến của nghiệp vụ báo chí truyền thông ở nước ta vẫn còn khá ít ỏi. Cuốn sách "Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại" của nhà báo, tiến sĩ Nguyễn Thành Lợi giới thiệu với độc giả những nét khái quát nhất về những vấn đề khá mới mẻ đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm - nhiều thập kỷ qua như truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ, đồng thời trình bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa năng” trong môi trường hội tụ truyền thông. Tác giả đã giới thiệu những kỹ năng cơ bản trong viết báo đa phương tiện, thông qua cách viết ngắn gọn, dễ hiểu, với những ví dụ minh họa sinh động của các hãng truyền thông nổi tiếng trên thế giới, tác giả đã làm rõ cách thức xây dựng kế hoạch truyền thông cho một chủ đề cụ thể, phương thức sử dụng đa phương tiện, thông tin đồ họa cho báo chí hiện đại. Kết cấu của cuốn sách rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với các nhóm đối tượng là sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, phóng viên, biên tập viên và những người muốn nghiên cứu lĩnh vực này.

5. Các Loại Hình Báo Chí Truyền Thông

Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, và các tổ chức chính trị xã hội, đồng thời là diễn đàn rộng rãi của nhân dân. Báo chí Việt Nam mang sứ mệnh trọng đại đó nhằm thực hiện lý tưởng Xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình kinh tế - xã hội đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nhất là tình hình chính trị thế giới phức tạp, các thế lực thù địch thường xuyên chống phá cách mạng Việt Nam, vị trí và vai trò của báo chí càng có tầm chiến lược đặc biệt.

Ngày nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, cùng sự phát triển nhanh chóng nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, báo chí (truyền thông đại chúng) đã thực sự trở thành một lực lượng vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Nó làm thay đổi diện mạo cuộc sống hiện đại, làm thay đổi chất lượng cuộc sống, làm thay đổi từng lối sống của từng con người, tác động tới tất cả các khía cạnh, bình diện của xã hội, và cả tự nhiên nếu xét theo cả nghĩa rộng. Do vậy, những hiểu biết cơ bản về hệ thống loại hình truyền thông đại chúng là một đòi hỏi khách quan, cần thiết đối với người học, người giảng dạy, người làm báo, người quản lý và tất cả những ai quan tâm tới báo chí truyền thông.

Từ những nhu cầu cấp thiết ấy, tác giả biên soạn cuốn sách Các loại hình báo chí truyền thông nằm trong hệ thống chương trình đào tạo bậc cử nhân, và sau đại học về lĩnh vực báo chí truyền thông. Cuốn sách cung cấp cho người học những hiểu biết cơ bản, có hệ thống về khái niệm, đặc trưng, đặc điểm, của truyền thông và truyền thông đại chúng hiện đại. Ngoài ra, nội dung cuốn sách cũng trình bày lịch sử ra đời và phát triển, những ưu điểm và hạn chế, nguyên tắc và phương pháp sáng tạo, xu hướng phát triển riêng của từng loại hình nhằm phát huy tốt vai trò, sức mạnh của các loại hình báo chí truyền thông trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Cuốn sách cũng nhằm đáp ứng đông đảo nhu cầu bạn đọc về thông tin liên quan đến các loại hình báo chí truyền thông.

6. Bốn học thuyết truyền thông - Fred S. Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm

“Để nhìn nhận sự khác biệt của hệ thống truyền thông giữa các nước một cách toàn diện nhất, phải nhìn vào hệ thống xã hội mà chúng đang hoạt động. Để xem xét hệ thống xã hội trong mối quan hệ với báo chí, phải xem xét những niềm tin và quan niệm cơ bản của xã hội đó: đặc tính của con người, xã hội, đất nước, mối quan hệ giữa con người và đất nước đó, của tri thức và sự thật. Vì thế, những khác biệt của các hệ thống truyền thông là sự khác biệt của các hệ thống học thuyết, và cuốn sách này viết về những học thuyết và triết lí chính trị đằng sau các loại hình truyền thông ngày nay.”…

(trích Lời mở đầu, Bốn học thuyết truyền thông, Fred S. Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm, Lê Ngọc Sơn dịch, NXB Tri thức, 2013).

Về tác giả:

Fred S. Siebert nguyên là chủ nhiệm khoa Truyền thông, Đại học Michigan và là tác giả cuốn Tự do báo chí ở nước Anh (Freedom of the Press in England, 1476 – 1776).

Theodore Peterson laf giáo sư danh dự của Đại học lllinois, nơi ông từng là chủ nhiệm khoa Truyền thông; đồng thời ông là tác giả cuốn Tạp chí Thế kỷ Hai mươi (Magazines in the Twentieth Century).

Wilbur Schramm là Hiệu trưởng trường Báo chí, người đầu tiên thiết kế chương trình đào tạo tiến sĩ ngành truyền thông đại chúng ở Mỹ; ông sáng lập Viện Nghiên cứu Truyền thông của Đại học lllinois, cũng là nhà sáng lập Viện nghiên cứu Truyền thông của Đại học Stanford, Giám đốc Cơ quan Truyền thông Tây – Đông, Trung tâm Tây – Đông (Honolulu).

Về tác phẩm:

Bốn học thuyết truyền thông đã xác định các loại hình mà báo chí thế giới phương Tây có: Thuyết Độc đoán hình thành từ các thế kỉ mà chế độ độc tài về chính trị cầm quyền từ thời Plato đến Machiavelli; Thuyết Tự do hình thành từ thời Milton, Locke, Mill và thời kì Phục hưng; Thuyết Trách nhiệm Xã hội hình thành từ thời kì cải cách truyền thông và trong những nghi ngờ của triết lí thời kì Phục hưng; và Thuyết Toàn trị Xô viết hình thành trong thời kì Marx, Lenin, Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô.

Mỗi chương trong bốn chương sẽ giới thiệu về tác phẩm, phong cách và ý kiến của các tác giả. Nhóm tác giả không áp đặt bất kì một quan điểm nào lên các vấn đề được bàn luận trong những chương tiếp theo, dù có đề cập tới những kết luận của mình.

3) MỤC LỤC 

Lời nhà xuất bản                                                                

Vài lời gợi mở                                                                    

Lời mở đầu                                                                        

1 Thuyết Độc đoán                                                            

2 Thuyết Tự do                                                                 

3 Thuyết Trách nhiệm Xã hội                                             

4 Thuyết Toàn trị Xô viết                                                   

Tài liệu tham khảo 

 

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo