Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Chuyện Làng Thời Hợp Tác Xã - Trần Đình Dũng

150.000₫
Tình trạng: Hết hàng

Tác giả: Trần Đình Dũng

Hình thức: bìa cứng, 343 trang

Thể loại: Tùy bút, Hồi ký

Nhà xuất bản: NXB Dân Trí, 2021

Chuyện Làng Thời Hợp Tác Xã

Trần Đình Dũng

Mọi tình tiết trong cuốn sách đều lấy đích thực trong đời sống của cậu bé tên TÔI kể chuyện . Sau này, có một thầy nào đó muốn tìm hiểu về chi tiết, nhân vật trong cuốn sách. Như: Sân bãi chiếu bóng mà trong sách kể, giờ nó ở đâu? Cây bàng mà bọn trẻ con trèo lên, cái ao mà thằng bé lội trốn vé thế nào?. Tôi muốn đến xác minh chi tiết ấy v.v…. Ông đóng cối có “gửi” những đứa con ở các làng khác. Vậy giờ thằng bé ấy ra sao?. Tôi muốn đến nhà nó để hỏi chuyện. Cây vối còng trong Chơi bi giờ còn không? v.v...

Chủ đề:

1- Năm Nhuận 25 trang

2- Chơi bi: 22 trang.

3- Ông đóng cối xay lúa: 93 trang

4- Câu trộm cá ao: 59 trang

5- Xem phim trên bãi: 96 trang

6- Tát ao, hôi cá ao Hợp tác xã: 60 trang.

Thông tin ngoài lề:

- Đã xong bản thảo từ 2017, qua 4 năm, 4 nhà xuất bản. Đều yêu cầu bỏ các chi tiết “nhạy cảm”.( Đã một lần than phiền vấn đề này bằng một stt)

- Tháng 12- 2020. Bản thảo mới được thông qua, mặc dù vẫn ý kiến yêu cầu bỏ các chi tiết. Kiểu viết “phi chính trị”. Con số minh họa, nhân vật chính xác vv. Không đề cao, tôn sùng hay miệt thị, không ám chỉ cá nhân.

- Hơi hài hước, dành nhiều thiện cảm với nông dân, người yếu thế, trẻ con.

- Nhiều từ ngữ sử dụng, trò chơi hồi bé thuần Việt chưa có trong từ điển, : Ngõm ngọ, ve thơ, giá dênh, vvv . Trò chơi: Thiên đường địa ngục vv

- Sách không in lời giới thiệu.

 

Tâm sự của tác giả:

1- Xin cảm ơn cục xuất bản đã cho phép cuốn sách được in, mặc dù lại “nặng đô” hơn 4 năm trước, Không bỏ một dấu chấm, hay dấu phẩy của bản thảo

Hi vọng với những tư tưởng mới mẻ này, sẽ có nhiều tác giả được gỡ rào, gỡ đi những cấm kỵ vô lý.

Người Việt mình sẽ có dòng văn học riêng, không phải bắt chước ai cả.

2- Cảm ơn nhà xuất bản, phải làm theo những yêu cầu“ oái ăm”. Như: thay đổi cấu trúc cuốn sách, gửi qua lại nhiều lần, hạn chế lỗi, ép một trang có nhiều chữ, được nhiều dòng, đầy đặn như chính cái tình của người viết.

Nhận xét của độc giả

"Tuy chưa đọc nhưng thủ thư đã biết sơ sơ nội dung cuốn sách vì trước đây đã được đọc một số đoạn trên facebook của tác giả. Thôi thì đủ mọi chuyện làng thập cẩm chi lai thời HTX (thời bao cấp). Xem chiếu bóng (xem phim), câu trộm cá, hôi cá, làm công tính điểm, ăn chia theo định lượng, sân kho hợp tác...được tác giả tái hiện lại với giọng văn "quê mùa" hài hước...

Khi đọc cuốn sách này, ai đã trải qua thời kỳ này sẽ được sống lại và ngẫm ngợi những kỷ niệm gian khó nhưng rất thú vị, ai chưa từng trải qua thì sẽ hiểu hơn cuộc sống của ông, cha thời bao cấp vất vả, "lãng mạn" như thế nào. Túm lại, bạn sẽ không thất vọng khi đọc cuốn sách này và sẽ ok hơn nếu được sở hữu nó vĩnh viễn. Thật đấy."

- Bùi Văn Đông - 

------

"Nhà quê mộc kệch

Một giọng kể bình thản lạnh lùng, Chuyện làng Hợp tác xã hiện lên như nó đã vốn có không thêm không bớt.

Các nhân vật cũng bình thường, chẳng cố xây lên thành "nhân vật điển hình": Vài "mụ" dân thôn dã, với những cái tên "nhà quê" đặc trưng, cô gái nhà quê phồn thực, lão phó cối nhuận mồm, thậm chí những con nhặng xanh bay đứng vo vo tập thể dục buổi sáng, con tôm trà ranh mãnh dỗ mồi, thằng bé chờ quà bu đi chợ về...cũng thành những nhân vật của người viết. Các sinh hoạt bình thường làng xã: họp đội, bình công điểm, trai làng cưa gái bản, bắt chấy hộ nhau nhá côm cốp, tát ao chia cá hợp tác mùa đông, mảnh sân gạch vụt đỏ au lên sau cơn mưa chiều mùa hè...vân vân và vân vân...toàn những chuyện hết sức bình thường, nhưng đậm đặc chất nông thôn miền Bắc thời kỳ làm ăn tập thể.

Tôi là thằng đọc về nông thôn, sống với nông thôn cũng nhiều, nhưng chẳng thấy chuyện nào đầy các chi tiết đặc chất nhà quê mộc kệch như "Chuyện Làng - Hợp tác xã" của ông này.

Các bác đi thực tế "xuống xã" qua quýt, lên tỉnh rồi thì lại sợ bùn lấm gấu quần thì địch sao được.

Đọc thật thú vị, ấy là tôi mới đọc qua các trích đoạn trên FB thôi. Còn bây giờ thì đã có hẳn đầy đủ trong một cuốn sách.

Cảm ơn bạn viết Trần Đình Dũng. Tôi dùng chữ bạn viết thôi, vì biết tay này cũng dị ứng với từ "nhà văn" dù sách đầy các chi tiết văn hơn cả nhà văn.

- Trung Sỹ - 

-----

"CHUYỆN CỦA TRẦN ĐÌNH DŨNG

Tôi vừa có cuốn “Chuyện làng thời Hợp tác xã” và đã hào hứng đọc được vài chương. Một thời gian khó, đói nghèo, nhếch nhác cứ lần lượt diễu qua như một cuốn phim tư liệu. Ai đã từng ở thôn quê, sống qua những năm tháng ấy thì đều thấy thấp thoáng bóng mình trong đó. Cảnh bà mẹ đi chợ về lũ con xúm lại lục quà; cảnh đi coi chiếu bóng ngoài bãi; lũ trẻ nít đi hôi cá dưới ao đình… thật sống động, dân dã như chính cuộc sống vốn có vậy. Tác giả cũng là người trong cuộc nên anh cảm nhận khá đầy đủ cung bậc cảm xúc những ngày gian khổ ấy với các ngôn ngữ đậm đặc chất nhà quê. Chỉ có người quê mới có lối nói ấy, lối tả ấy.

Chúng tôi cũng từng viết bảng bằng đá phấn, bút lá tre chấm mực, ngâm giấy đã viết cho phai mực để dùng lại. Mùa tát ao đã từng đi hôi cá ở ao đình, đã từng chơi bi, chơi khẳng nên càng cảm phục tác giả sao mà khéo mô tả đến thế. Thí dụ đoạn sau đây viết về một bà vợ vừa cãi nhau với chồng:

“Mụ khoát vai giằng lại được từ tay lão chồng, mụ càng làm mình làm mẩy Hai bàn chân mụ thi nhau giẫm bành bạch xuống đất, tóc tai bị xổ tung lên rũ rượi. Một lát sau, mụ cắp cái rổ to vào cạnh hông ra hái rau muống chỗ bờ ao cạn. Vừa tong tẩy đi ra, vừa xỉ nước mũi vắt xuống đất xì xoẹt, xong lại chùi hai ngón tay vội vàng vào kheo gót chân sau”. Chuyện từ hồi xưa mà nay xem ra cũng cứ đúng y chang, nó là thuộc tính của con người.

Tuy rằng đói khổ vậy nhưng xét ra thời ấy cũng có cái hay. Trẻ con ham học hơn, mong muốn được học hành tử tế. Cuộc sống nhếch nhác nhưng người lớn thì mạnh mẽ, gân guốc, trẻ con thì luôn có khả năng tự lập: nấu cơm, giặt giũ, đứa lớn trông đứa bé và nói chung rất khuôn khổ.

Đọc sách như được trở lại cội nguồn lịch sử. Lịch sử không chỉ toàn có chiến thắng hào hùng mà còn có những chương bi ai, buồn thảm nhắc nhở ta đừng bao giờ lặp lại những sai lầm, ảo tưởng, duy ý chí như cha ông một thuở.

(Bìa sách do họa sỹ trình bày đẹp nhưng giá như có cái nồi bằng đồng thì có lý hơn vì phổ biến khi ấy là nồi đồng. Nồi nhôm đúc sau này mới có).

- Đặng Kích - 

--------

Trích đoạn:

"Nhiều nhà nông dân trong làng gặp hoàn cảnh nào đó cũng phải đi vay thóc ăn chứ. Đồng tiền trượt giá hồi ấy, khó ai có thể tưởng tượng ra nổi. Nếu gia đình có vay những chỗ thân quen, tiền lãi rẻ rúng nhất phải là 20 phân /tháng (20 % /tháng, tương đương 240%/năm).

Những người có nghề chạy chợ chuyên nghiệp, gia đình nông dân có người nhà được làm cán bộ của hợp tác xã, không hiểu họ có những cách thức gì, gia đình người ta làm ăn công điểm ra sao, mà lại có nhiều thóc dư dả thế. Họ có thóc ăn lưu cữu, từ vụ nọ để sang hẳn vụ kia mà vẫn chưa hết...Họ rất sợ Chính phủ ra thông báo đổi tiền cũ thành đồng tiền mới, rồi người của Chính phủ lại cứ bắt chẹt người dân ở ta là mỗi nhà chỉ được số tiền hạn định nào đó thôi, không được đổi hết lượng tiền cũ của nhà mình đang có đâu.

Sau những ngày nhà nước cho đổi tiền, giá trị của những đồng tiền mới ấy lại hoàn toàn khác nữa. Rõ ràng hôm nay đồng tiền đang nằm yên ở trong túi nhà mình, cứ y như rằng đang bị đánh cắp mỗi ngày một ít ý. Giá cả các thứ cần thiết, dầu đèn, quần áo, mỗi hôm lại nhảy lên cao hơn vài giá. Buổi sáng, gạo bán ngoài chợ mới là đồng mốt, chiều tối có khi đã là đồng tư, đồng rưỡi mà cũng chả có mà đong. Thế nên những người giàu có ở làng tôi, họ có nhiều kinh nghiệm, nhiều khôn ngoan lọc lõi về những chuyện tiền bạc như thế này. Họ đã tính đi, tính lại rất kỹ càng rằng: cứ cho những nhà nông dân nghèo, túng thiếu đói ăn vay lãi bằng thóc gạo là nước cờ chắc chắn nhất....

( Trích bài : Năm Nhuận- Chuyện làng thời Hợp tác xã)

Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu. 

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo