Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Combo 5c: Cơ Sở Ký Hiệu Học

615.000₫ 683.000₫
Tình trạng: Hết hàng

Tác giả: Nhiều tác giả

Thể loại: Ngôn ngữ học

Hình thức: Bìa mềm, 1860 trang

Cơ Sở Ký Hiệu Học - Ký Hiệu Và Liên Ký Hiệu - Phê Bình Kí Hiệu Học - Từ Ký Hiệu Đến Biểu Tượng - Những Phương Pháp Của Ngôn Ngữ Học Cấu Trúc

1. Ký hiệu và liên ký hiệu – Lê Huy Bắc

 

Ký hiệu tồn tại như một sự tổng hòa các mối quan hệ văn hóa. Không thể có bất cứ một ký hiệu nào nằm ngoài văn hóa. Theo đó, ký hiệu không hề và không thể tồn tại như một thực thể độc lập tuyệt đối, mang một nghĩa tự trị đơn nhất. Ngay từ lúc ra đời, ký hiệu luôn được tri nhận trong các mối quan hệ văn hóa nhất định. Một ký hiệu, vì thế đã trở thành một tổ hợp ký hiệu trước và sau nó. Vậy nên, nó luôn là một liên ký hiệu.

Từ phát hiện này, chúng tôi tiếp cận ký hiệu ngôn từ ở chiều sâu của liên ký hiệu, đúng hơn là từ ký hiệu học hậu hiện đại. Khác với lẽ thường, thay vì lập mô hình để khu biệt và nhận dạng nghĩa của ký hiệu theo các cách nhà cấu trúc luận, chúng tôi đi giải cấu trúc ký hiệu để tìm bản chất của ký hiệu ngôn từ, tìm nội hàm của nó trong triết học, trong cổ mẫu, trong vô thức, trong quan niệm trò chơi hành dụng,… tóm lại là từ các mối liên kết nghĩa đa tầng bậc của chúng.

Sách này sử dụng lại, có sửa chữa cơ bản, một số chương đã in trong cuốn Ký hiệu học văn học, nhưng được sắp xếp để làm nổi bật lên tính liên ký hiệu - một đóng góp mang tính cá biệt của chúng tôi cho ngành ký hiệu học, vốn đã được khảo sát và ứng dụng rộng trên toàn thế giới.

Nghiên cứu ký hiệu đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể. Những tên tuổi như Charles Sanders Peirce, Ferdinand de  Saussure,  Roland  Barthes,  Jacques  Derrida,…  đã  quá  quen

thuộc với giới học thuật Việt Nam. Hướng nghiên cứu này trên thế giới ắt hẳn đã có cả triệu công trình lớn nhỏ. Có thể kể các cuốn tiêu biểu: Claude Lévi–Strauss với Nhân học cấu trúc (Structural Anthropology, 1968); Jacques Lacan với Ngôn ngữ của cái tôi: chức năng của ngôn ngữ trong Phân tâm học (The Language of the Self: The Function of Language in Psychoanalysis, 1968); Terence Hawkes với Chủ nghĩa cấu trúc và ký hiệu học (Structuralism and Semiotics, 1977); Jonathan Culler với Truy tìm ký hiệu (The Pursuit of Signs, 1981); Robert Scholes với Ký hiệu học và diễn giải (Semiotics and Interpretation, 1982); Thomas A. Sebeok (chủ biên), Ký hiệu chuyện kể: một khảo sát ký hiệu học (The Tell– Tale Sign: A Survey of Semiotics, 1975); Robert E. Innis (chủ biên), Ký hiệu học: Hợp tuyển nhập môn (Semiotics: An Introductory Anthology, 1985)…

Trước vô vàn công trình nghiên cứu giá trị trên, nhiệm vụ của chúng tôi chỉ là tổng hợp các lý thuyết đó theo một cấu trúc của riêng mình nhằm đưa ra một cách tiếp cận ký hiệu vừa mang tính hệ thống vừa dễ hiểu hơn đối với người đọc. Bên cạnh đó, chúng tôi vận dụng lý thuyết ký hiệu học, đặc biệt là liên ký hiệu, để phân tích, giải mã tác phẩm văn học, nhằm giúp người học cách thực hành lý thuyết, vận dụng nó vào thực tiễn. Văn bản được chọn khảo sát trong sách này được ưu tiên cho các tác phẩm được tuyển dạy trong nhà trường Việt Nam.

Hi vọng sách sẽ bổ ích đối với những ai yêu thích liên ký hiệu, yêu thích sự nghiên cứu ngôn ngữ văn chương như một quá trình hành dụng. Biết khó có thể tránh được hạn chế, chúng tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp để sách hoàn thiện hơn trong các lần tái bản sau.

Hà Nội, ngày 1 tháng 8 năm 2018

GS. TS. Lê Huy Bắc

2. Cơ sở ký hiệu học - Roland Barthes

Lời giới thiệu của PGS. Hoàng Dũng

Cơ sở ký hiệu học (Éléments de sémiologie) của Roland Barthes (1915-1980) vốn là một bài báo 45 trang, đăng trên tạp chí Communications (1964, 4, tr. 91-135). Đúng như nhan đề, cuốn sách chỉ bàn đến những vấn đề thiết yếu nhất của ký hiệu học. Ở đây ta bắt gặp những khái niệm “truyền thống” quen thuộc của cấu trúc luận, khởi đi từ F. de Saussure, như ngôn ngữ và lời nói, cái biểu đạt và cái được biểu đạt, ngữ đoạn và hệ thống, hình thức và chất liệu...

Quen, mà lạ. Bởi vì Roland Barthes không dừng lại ở chỗ giải thích tư tưởng của F. de Saussure, mà còn chú ý đến khía cạnh lịch sử của nó. Bên cạnh việc dẫn công trình của người đi trước để chỉ rõ ngọn nguồn của tư tưởng đó, như khái niệm ngôn ngữ của Saussure là bắt nguồn từ E. Durkheim, còn khái niệm lời nói của ông thì từ G. Tarde, Roland Barthes cho thấy tư tưởng của F. de Saussure đã làm cơ sở cho những người tiếp nối, như Claude Lévi-Strauss, Merleau-Ponty, Jacques Lacan và tất nhiên của chính Roland Barthes như thế nào.

Lạ bởi vì Roland Barthes còn đào sâu hơn cách hiểu của người đi trước. Một ví dụ: chỉ cần đọc mấy trang đầu của chương II thôi, ta đã thấy Roland Barthes không đơn giản đưa ra một sự phân loại ký hiệu, mà tổng kết quan điểm G. W. F. Hegel, Ch. Peirce, C. Jung và H. Wallon, xác định sự đồng nhất và khác biệt trong quan điểm của các học giả đó. Ông cho thấy trong khi trường phái Saussure hiểu ký hiệu là thể thống nhất của cái biểu đạt và cái được biểu đạt, thì trường phái tiếp cận ngôn ngữ theo thuyết cơ giới thuộc chủ nghĩa cấu trúc Mỹ lại đồng nhất ký hiệu với cái biểu đạt; còn cái được biểu đạt được cho là thuộc phạm vi của tâm lý học và đây là lý do nó bị gạt ra khỏi ngôn ngữ học.

Tuy là người xây nền đắp móng cho Ký hiệu học nhưng F. de Saussure chỉ mới giới hạn nghiên cứu của mình trong Ngôn ngữ học; Roland Barthes mới thực sự mở rộng biên độ của Ký hiệu học. Để làm được điều đó, Roland Barthes phóng chiếu những khái niệm ngôn ngữ học của Saussure ra mọi hệ thống ký hiệu, chứ không riêng gì trong lĩnh vực giao tiếp bằng ngôn ngữ. Các khái niệm ngôn ngữ và lời nói, cái biểu đạt và cái được biểu đạt, tính có lý do và tính võ đoán, ngữ đoạn và hệ thống, … được xem xét không chỉ như những sự kiện ngôn ngữ học, mà còn cả âm nhạc, nhiếp ảnh, trang phục, ẩm thực, xe hơi, nội thất, điện ảnh, truyền hình, quảng cáo, ... Nhờ Roland Barthes, người ta thấy một cách sâu sắc rằng bao quanh loài người đâu đâu cũng là ký hiệu – hay theo cách nói của Yuri Lotman, đó là ký hiệu quyển (Semiosphere). Chính vì thế, ông có ảnh hưởng lớn không chỉ trong cấu trúc luận và ký hiệu học, mà cả triết họcphê bình văn họcxã hội họcnhân học, thiết kế học…

Điều đáng nói là nếu như những nhà Ký hiệu học trước đây chỉ quen thuộc trong giới hàn lâm, thì Roland Barthes lại là một tên tuổi không xa lạ trong văn hóa đại chúng. Đã có hai cuốn tiểu thuyết, ba bộ phim và một bài hát được gợi hứng từ tác phẩm khoa học của Roland Barthes.

Roland Barthes được xem là người kế tục Jean Paul Sartre trong vai trò người trí thức Pháp hàng đầu. 17 năm sau khi ông mất, nước Pháp ghi nhận công lao của ông bằng cách lấy tên Roland Barthes đặt cho một con đường ngay tại Paris. Sau Độ không của lối viết (Le Degré zéro de l’écriture – Nguyên Ngọc dịch, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1998) và Những huyền thoại (Mythologies, Phùng Văn Tửu dịch, Nhà xuất bản Tri thức, 2008), Cơ sở ký hiệu học là cuốn thứ ba của Roland Barthes được dịch ra tiếng Việt. Chừng ấy là quá ít đối với một tên tuổi như Roland Barthes – một nhà khoa học xuất chúng “đã làm thay đổi hoàn toàn ngành nhân văn nói chung và nghiên cứu văn học nói riêng” (Jonathan Culler 2002, Barthes: A Very Short Introduction. Oxford University Press, tr. viii).

Cơ sở ký hiệu học không dễ đọc. Nó súc tích, nghĩa là nó giả định người đọc phải có một số hiểu biết nhất định và nhất là lòng ham thích hiểu biết. Nhưng đọc xong cuốn sách, và nếu cần đọc đi đọc lại nhiều lần, những ai đủ kiên nhẫn chắc chắn sẽ thấy công lao của mình sẽ được đền bù xứng đáng.

3. Phê bình kí hiệu học - Lã Nguyên 

Trên thế giới, kí hiệu học đã được nghiên cứu như là khoa học về kí hiệu từ đầu thế kỷ XX, và sau đó nó phát triển rầm rộ, lan rộng và được vận dụng ở khắp các nước từ Nga qua Mĩ, từ Tây Âu đến Đông Âu. Ở Việt Nam, kí hiệu học được khởi xướng bởi nhà nghiên cứu Phan Ngọc, Hoàng Trinh, tuy nhiên, mãi những năm gần đây, kí hiệu học mới được dịch và ứng dụng như một lí thuyết bởi các nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, Lã Nguyên... Với mục đích đưa "phê bình kí hiệu học" đến gần và "dễ hiểu" hơn với độc giả, như một cách tiếp cận mới để tìm ra cái hay, cái đẹp của văn học nghệ thuật, đem đến đời sống tinh thần phong phú cho độc giả, NXB Phụ nữ xin giới thiệu với bạn đọc cuốn Phê bình kí hiệu học - Đọc văn như là hành trình tái thiết ngôn ngữ của nhà phê bình Lã Nguyên.

"Phê bình kí hiệu học" của Lã Nguyên là cuốn sách phát hiện lại lí thuyết trên một chất liệu mới là các tác phẩm văn học Việt Nam, tác giả hướng đến việc tái cấu trúc các hệ thống ngôn ngữ đặc thù làm nên các loại hình diễn ngôn trong văn học nghệ thuật của một giai đoạn lịch sử và trong sáng tác của một số nhà văn, nghệ sĩ.

Cuốn sách gồm hai phần: Tiếng nói thời đại và Ngôn ngữ tác giả. Ở đây ngôn ngữ nghệ thuật của thời đại văn học (Nguyên tắc vẽ tranh, tạc tượng đài và chủ nghĩa hiện thực thị giác trong văn học Việt Nam trước 1975, Diện mạo văn học Việt Nam 1945-1975 nhìn từ góc độ thi pháp thể loại, Nhìn lại các bước đi. Lắng nghe những tiếng nói...) và ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác cá nhân (Nguyễn Tuân nhà văn của hình dung từ, Thơ Tố Hữu kho "kí ức thể loại" của văn học từ chương, Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp và bước ngoặt của văn học Việt Nam...) được khảo sát dưới ánh sáng của kí hiệu học diễn ngôn và thi pháp học lịch sử để có thể mô tả chúng trong sự thống nhất với nhau.

"Phê bình kí hiệu học", với Lã Nguyên, chính là sự phát hiện, kiến tạo kí hiệu, giải mã kí hiệu, phiên dịch kí hiệu, là giải thích ý nghĩa của các kí hiệu. Chẳng hạn, với Tố Hữu, Lã Nguyên chỉ ra bốn nhân vật - kí hiệu xuyên suốt các tác phẩm của ông là: lãnh tụ anh minh, mẹ vĩ đại, chúng con anh hùng và kẻ thù bầy thú man rợ. Còn với Nguyễn Tuân, Lã Nguyên gọi ông là nhà văn của hình dung từ. Tác giả chỉ ra nội hàm của hình dung từ ấy trong suốt tiến trình viết của Nguyễn Tuân qua các giai đoạn: hình dung từ về kì nhân, kì sự, kì thú, khi chuyển sang giai đoạn mới, Nguyễn Tuân chuyển sang hình dung từ về kì quan và quái nhân. Lã Nguyên đã làm cho các mã kí hiệu được gọi tên cụ thể, trở thành đặc trưng của từng nhà văn.

4. Từ Ký Hiệu Đến Biểu Tượng - Trịnh Bá Dĩnh

Biểu tượng không chỉ có trong nghệ thuật mà còn có trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, trong các tập tục văn hóa, trong chính trị, hoạt động quảng cáo sản phẩ Nó là một hiện tượng văn hóa. Không chỉ là một hiện tượng văn hóa thông thường, hệ thống biểu tượng là nền tảng cơ bản của một nền văn hóa dân tộc. Để có thể hiểu được văn hóa của một dân tộc (tộc người) cần hiểu hệ thống biểu tượng của nó.

5. Những Phương Pháp Của Ngôn Ngữ Học Cấu Trúc - Z.S. Harris

Cuốn sách này trình bày những phương pháp được sử dụng trong ngôn ngữ học miêu tả, hay nói cho đúng hơn, là ngôn ngữ học cấu trúc. Như vậy, nó nhằm thảo luận về những thủ pháp mà nhà ngôn ngữ học có thể thực hiện trong quá trình nghiên cứu nhiều hơn là đề ra một lý luận về những cách phân tích cấu trúc tính có thể rút ra từ những cuộc nghiên cứu đó.

Các phương pháp nghiên cứu được sắp xếp dưới dạng thức những thao tác phân tích (procedures of analysis) kế tiếp theo nhau mà nhà ngôn ngữ học dùng để xử lí các cứ liệu của mình. Chúng tôi hi vọng rằng lối trình bày các phương pháp dưới dạng thức và theo trình tự từng thao tác có thể góp phần giảm bớt cái ấn tượng ảo thuật và phiền phức thường đi đôi với những cách phân tích ngôn ngữ học tế nhị hơn.

Trích trong Dẫn ngôn

SÁCH KHAI MINH TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo