Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Combo sách Triết học cần phải đọc cho người nhập môn

699.000₫ 794.000₫
Tình trạng: Còn 188 sản phẩm có sẵn.

Tác giả: Nhiều tác giả

Hình thức: bìa mềm tay gấp, 16x24cm, Combo 3 cuốn

Nhà xuất bản: Khoa học xã hội, 2022

0971 998 312

Combo sách Triết học cần phải đọc cho người nhập môn

1. TRIẾT LUẬN ĐÔNG TÂY Từ Maitreya Đến Martin Heidegger

“Lý luận triết học chính là di chuyển thận trọng thông qua tư duy lý tính (rational argument) giữa những khẳng định cực đoan tuyên bố đã bóc trần chân dung thực tại. Chính trong lúc di chuyển như thế triết gia nhận ra tính hữu hạn căn bản trong tri thức nhân loại: tri thức tuyệt đối là một giấc mộng xa vời và nguy hiểm, vì nó loại trừ khả năng hoài nghi và tra vấn, dễ dẫn đến thái độ độc đoán, cực quyền, nhưng chủ nghĩa tương đối (relativism), bất chấp những ưu điểm mang tính khoan dung của nó,  cũng có nguy cơ đẩy con người vào sự u mê, thụ động, chấp nhận tất cả những gì đang có sẵn, đang tồn tại, vì đã từ khước ngay từ đầu cuộc hành trình đi tìm chân lý, và như thế đánh mất cả tiềm năng chuyển hóa và làm mới thực tại”.

MỤC LỤC:

LỜI GIỚI THIỆU

LỜI MỞ ĐẦU                           

PHẦN I: ĐƯỜNG VÀO TRIẾT HỌC

CHƯƠNG 1: Triết học là gì?

CHƯƠNG 2: Học triết như thế nào?

CHƯƠNG 3: Học triết Đông như thế nào?

CHƯƠNG 4: Phật học: căn bản để đi vào triết học Phật giáo

CHƯƠNG 5: Những nội dung chính của triết học

CHƯƠNG 6: Triết học tôn giáo (Philosophy of religion)

CHƯƠNG 7: Triết lý về khoa học tự nhiên (Philosophy of science)

CHƯƠNG 8: Triết học Kitô Giáo

CHƯƠNG 9: Sơ thảo lịch sử triết học Đức sơ kỳ

PHẦN II: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG TRIẾT HỌC ĐÔNG – TÂY

CHUYÊN LUẬN 1: TIỂU SỬ IMMANUEL KANT (1724-1804)

CHUYÊN LUẬN 2: PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THUẦN TÚY (KRITIK DER REINEN VERNUNFT)

CHUYÊN LUẬN 3: ĐẠO ĐỨC LUẬN KANT

CHUYÊN LUẬN 4: CHÂN LÝ, LÔGIC VÀ SIÊU HÌNH HỌC: CON ĐƯỜNG TRIẾT LÝ TỪ LEIBNIZ ĐẾN HEIDEGGER

CHUYÊN LUẬN 5: BÀN VỀ YẾU TÍNH CỦA CHÂN LÝ

CHUYÊN LUẬN 6: HOÀNG ĐẾ TỨ KINH (黃 經): PHÁT HIỆN MỚI NHẤT VỀ TƯ TƯỞNG HOÀNG LÃO

CHUYÊN LUẬN 7: MỘT MINH HỌA CHO MỘT TRIẾT HỌC VỀ VĂN CHƯƠNG (PHILOSOPHY OF LITERATURE): Hệ diễn ngôn thi pháp Trung Quốc truyền thống nhìn từ viễn cảnh thuyên thích học

CHUYÊN LUẬN 8: NHO GIÁO VÀ CHỦ NGHĨA MARX TRONG CÁI NHÌN CỦA NHÀ VĂN QUÁCH MẠT NHƯỢC

CHUYÊN LUẬN 9: BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO

CHUYÊN LUẬN 10: CẤU HÌNH TƯ TƯỞNG KINH DỊCH

CHUYÊN LUẬN 11: KHOA HỌC NHÂN VĂN VÀ NGƯỜI TRÍ THỨC CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN LUẬN 12: THIỀN HỌC TẠI MỸ

CHUYÊN LUẬN 13: MỘT ĐÓNG GÓP VÀO TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO: THỜI MẠT PHÁP LÀ GÌ?

CHUYÊN LUẬN 14: VAI TRÒ CỦA PHẬT DI LẶC TRONG CÁC THỊ KIẾN THẾ MẠT LUẬN TẠI ĐÔNG Á

CHUYÊN LUẬN 15: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ TRONG HỐ ĐEN NHẬN THỨC CUỐI THẾ KỶ XIX

CHUYÊN LUẬN 16: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HIỆN SINH (EXISTENTIALISM) VÀ CẤU TRÚC LUẬN (STRUCTURALISM) TRONG LÝ LUẬN PHÊ BÌNH GIẢI HUYỀN THOẠI CỦA ROLAND BARTHES

CHUYÊN LUẬN 17: ĐẠO, HỌC VÀ CHÍNH TRỊ TRONG HỌC THUYẾT NHÂN VĂN CỦA NHO GIÁO CỔ ĐIỂN

CHUYÊN LUẬN 18: TRUYỀN THỐNG NHẬN THỨC TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC

CHUYÊN LUẬN 19: THẦN HỌC CHÍNH TRỊ TRONG VĂN HÓA TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

CHUYÊN LUẬN 20: QUAN HỆ GIỮA “VĂN” VÀ “ĐẠO” NHƯ ĐƯỢC PHẢN ÁNH TRONG CHƯƠNG “NGUYÊN ĐẠO” (VĂN TÂM ĐIÊU LONG)

CHUYÊN LUẬN 21: MỘT SỐ NGỤY BIỆN PHỔ BIẾN TRONG LÝ LUẬN

2. Triết Học - Sứ Mệnh Và Đối Tượng - PGS. TS. Đỗ Minh Hợp, TS. Nguyễn Duy Nhiên

“Triết học” là một khái niệm rất thông dụng, song để hiểu được đúng bản chất của “triết học” không hề đơn giản, do vậy việc dạy và học môn học này gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, khác biệt lớn nhất của triết học so với tất cả các khoa học khác là nó luôn phải trả lời cho câu hỏi: Nó là gì và nó cần để làm gì? Mỗi nhà triết học lớn đều cố đưa ra câu trả lời của riêng mình cho câu hỏi này, vì đây thực chất là quan điểm của ông ta đối với những vấn đề sống còn của thời đại và của con người.

Thông thường người ta đưa ra bốn câu trả lời khác nhau cho câu hỏi nêu trên là: (1) Triết học là khoa học về tư duy, nó dạy con người tư duy đúng. Câu trả lời này là không xác thực, vì các nhà khoa học lớn nhất (thước đo hiện nay có thể là giải thưởng Nobel) thường không học triết học. Còn nếu coi tư duy của họ là “tư duy biện chứng tự phát”, thì đâu còn cần “tư duy biện chứng tự giác”; (2) Triết học là khoa học về phát triển, về các quy luật chung nhất của sự phát triển của tự nhiên, của xã hội, của tư duy con người. Câu trả lời này cũng không xác thực, vì thực tế cho thấy, các nước phát triển nhất (Nhật Bản, Singapore, Mỹ,... chỉ đến đầu thế kỷ XX mới có riết học riêng của mình là triết học thực dụng như phản ứng đối với thuyết tiến hóa cực đoan của Spencer được du nhập từ Anh quốc) đều không phải dựa vào triết học; (3) Triết học là hạt nhân, cốt lõi của văn hóa. Câu trả lời này cũng không xác thực, vì bảy kỳ quan thế giới, các di sản văn hóa được UNESCO thừa nhận hầu hết đều xuất hiện khi chưa có triết học (ở Việt Nam cũng vậy). Nguyễn Du, Nguyễn Trãi không học triết học, song lẽ nào họ lại không trở thành các nhà văn hóa lớn, danh nhân văn hóa thế giới?; (4) Triết học là khoa học dạy làm Người. Câu trả lời này không xác thực và cần được suy ngẫm kỹ lưỡng nhất...

(Trích Mở đầu)

3.  Vấn Đề Phạm Trù Trong Lịch Sử Triết Học

Người thợ xây lành nghề không thể không am hiểu tận tường các loại vật liệu xây dựng thông dụng và sử dụng thành thạo các đồ nghề, biết cách xây cất ngôi nhà như thế nào. Người thợ mộc giỏi không thể không biết dạng thức và đặc tính từng loại gỗ, có khả năng “dụng mộc” làm cho chúng trở thành các đồ gỗ dân dụng tùy mục đích sáng tạo. Tương tự như vậy, họa sĩ giỏi biết cách pha chế màu, hiểu công dụng của chúng trong nghề vẽ, dùng các mảng màu sáng tối, đậm nhạt phản ánh thực tại, bối cảnh, thời gian, tâm trạng nhân vật.

Xét về phương diện nghề nghiệp, nhà khoa học cũng giống như những người thợ, cần phải hiểu tận tường các khái niệm, phạm trù, định lý, công thức, nguyên lý, quy luật, phương pháp, v.v. để xây nên “công trình khoa học”, thao tác chúng, làm sao đó để tác phẩm đó vừa trở nên bền vững, vừa có thể vận động theo sự biến đổi thời cuộc. Có như vậy mới tránh được những thái độ cực đoan như chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa tương đối, chủ nghĩa giáo điều, thuật ngụy biện trong nghiên cứu, sáng tạo. Sự so sánh như trên tuy khập khiễng nhưng nói lên vấn đề cốt yếu: Nghiên cứu học thuật cũng như mọi hoạt động nghề nghiệp khác, nhà khoa học có tâm huyết phải am hiểu “nguyên vật liệu”, sử dụng thành thạo mọi thứ “đồ nghề” và phương pháp xây dựng giả thiết khoa học, cách chứng minh, lập luận bảo vệ giả thiết đó trước sự bình phẩm của dư luận xã hội.

Với tư cách là một khoa học, triết học có một hệ thống khái niệm, phạm trù. Từ những phạm trù chung, trừu tượng, bao quát như Atman, Brahman (triết học Ấn Độ) Đạo, Tâm, Lý, Khí (triết học Trung Quốc) Vật chất, Thực thể (triết học phương Tây) đến những phạm trù trung giới (thuộc tính cơ bản của các phạm trù chung) như Vận động, Chất, Lượng, Mâu thuẫn, v.v. và những phạm trù mang tính cụ thể hơn (công cụ dùng để giải mã sự vật, sự việc) như Cái riêng, Cái chung, Nguyên nhân, Kết quả, Tất yếu, Ngẫu nhiên, v.v. Do vậy, những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học không thể không am hiểu cả về “thể và dụng” của những phạm trù như vậy. Bởi vì, phạm trù đóng vai trò quan trọng trong nhận thức thế giới và xây dựng giả thuyết khoa học, chúng là những từ khóa (keywords) hay những khái niệm công cụ giúp con người mở cánh cửa bước vào thế giới học thuật.

Một nhà chuyên môn giỏi trước hết phải là một người am hiểu sâu sắc, toàn diện các phạm trù chuyên ngành khoa học mình nghiên cứu. Nếu hiểu sai, hiểu lệch nội hàm và không bao quát hết ngoại diên các khái niệm, phạm trù, sẽ hành nghề thiếu chuẩn xác. Sinh thời, Tôn Trung Sơn - một bác sĩ Tây học Trung Quốc, sau chuyển sang hoạt động chính trị và trở thành thủ lĩnh của cách mạng Tân Hợi (1911) có lý thuyết: “Tri nan, hành dị” (biết khó, làm dễ), với hàm ý có nhận thức đúng thì mới hành động đúng. Thật ra, ý kiến này đã có trong triết học của Francis Bacon khi triết gia này đề cao vai trò của phương pháp, theo ông, người thọt mà đi đúng đường thì đến đích nhanh hơn so với người chạy nhanh nhưng lại sai đường. Ông cũng lưu ý, để nhận thức đúng thì chủ thể cần loại bỏ các “Idol” (ngẫu tượng) hay những “bóng ma” ám ảnh trí tuệ, cản trở nhận thức con người trên con đường truy tìm chân lý.

Vai trò của phạm trù là giúp chúng ta hiểu đúng bản chất vấn đề đang quan tâm. Do vậy, làm chủ phạm trù là có trong tay “cây đũa thần kỳ” tiếp cận chân lý một cách nhanh, an toàn và hiệu quả. Xuất phát từ ý tưởng như vậy, chúng tôi biên soạn cuốn Vấn đề phạm trù trong lịch sử triết học với mục đích cung cấp một số tư liệu xoay quanh vấn đề phạm trù triết học từ thời cổ đại đến cận hiện đại. Sách chia thành 5 chương mang tính kết nối trên nguyên tắc thống nhất giữa logic và lịch sử. Tùy thuộc vào nội dung của từng hệ thống triết học nên giữa các chương có thể không cân đối về số trang và mức độ trình bày nông, sâu.

Chương 1 “Vấn đề phạm trù trong triết học phương Đông cổ đại”, trình bày nội dung một số phạm trù đơn và phạm trù đôi (cặp phạm trù) cơ bản trong triết học Ấn Độ và Trung Quốc cổ - trung đại. Đây là hai nền triết học xuất hiện sớm, đan xen với tôn giáo nên tư tưởng triết học tiềm ẩn những hàm ý sâu xa, cần phải am hiểu sâu hệ thống phạm trù thì mới nắm bắt được nội dung và đối tượng phản ánh. Các phạm trù trong hai hệ thống triết học này tương đối trừu tượng, đôi khi hơi mông lung, mơ hồ, thoát ly hiện thực nên xác định đúng nội hàm và định vị chính xác ngoại diên các phạm trù là một điều khá nan giải, cần sự định hướng của người có chuyên môn.

Chương 2 “Phạm trù trong triết học Hy Lạp cổ đại”, giới thiệu phạm trù “Nước” trong triết học Thales, “Lửa” trong triết học Heraclites và quan niệm về phạm trù trong triết học Aristotle. Trong lịch sử triết học, Aristotle được coi là người đầu tiên bàn đến phạm trù một cách khoa học, ông có một tác phẩm chuyên bàn về phạm trù. Các triết gia hậu thế khi nói về phạm trù bao giờ cũng phải căn cứ trên ý kiến của bậc tiền bối này, lấy đó làm cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu.

Chương 3 “Phạm trù trong triết học cận đại”, chủ yếu trình bày quan niệm của Chủ nghĩa kinh nghiệm và Chủ nghĩa duy lý về mối quan hệ giữa hiện thực khách quan và phạm trù, phân tích một số phạm trù cụ thể như Bản thể, Vật chất, Tự do và tất yếu, Nguyên nhân và kết quả, trong đó phạm trù bản thể được đặt lên vị trí hàng đầu, vì đây là phạm trù “mẹ” có tính bao quát, cơ bản và đặc trưng của triết học giai đoạn này. Do nguồn tài liệu còn khan hiếm nên tác giả chưa trình bày bao quát được quan điểm của tất cả các triết gia về phạm trù, vậy nên việc xác định nội hàm các phạm trù cơ bản còn có phần sơ lược.

Trong chương 4 “Phạm trù trong triết học cổ điển Đức” tập trung khai thác quan niệm của I. Kant và Hegel về phạm trù, bỏ qua các triết gia khác như Shelling, Feuerbach. Theo chúng tôi, Kant và Hegel là hai triết gia đóng vai trò quan trọng trong lý luận về phạm trù, mặc dù trong đó còn chứa đựng nhiều yếu tố duy tâm cần phải lọc bỏ theo tinh thần biện chứng duy vật. Đối với hai triết gia này, tác giả cũng chỉ mới khai thác vấn đề dựa trên tác phẩm Phê phán lý tính thuần túy (Kant) và Khoa học logic (Hegel), mà chưa có dịp đọc sâu các tác phẩm khác.

Chương 5 “Phạm trù trong triết học Mác-Lênin”, trình bày các nguyên tắc xây dựng phạm trù theo quan niệm của các nhà kinh điển và đi sâu phân tích 10 cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật. Những cặp phạm trù này đã được bàn luận trong lịch sử triết học trước đó dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng vấn đề ở đây là các nhà kinh điển Mác-Lênin đã hiểu phạm trù theo tinh thần duy vật biện chứng.

Một chủ đề lớn như vấn đề phạm trù trong lịch sử triết học mà được biên soạn trong hoàn cảnh “đơn thương độc mã” và thiếu nguồn tài liệu tham khảo nên khó tránh khỏi hạn chế, mong bạn đọc gần xa rộng lòng thông cảm. Mọi thông tin phản hồi xin gửi về theo địa chỉ: sulv@hanu.edu.vn.

TÁC GIẢ:

PGS. TS. Lê Công Sự sinh năm 1959 tại Kỳ Phương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Tốt nghiệp phân khoa Vô thần, khoa Triết học, Đại học Leningrad, Liên bang Nga (1985). Thạc sĩ Triết học (1996), Tiến sĩ Triết học (2004), PGS (2014). Chủ nhiệm bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đại học Hà Nội (2020 - 2020).

Các sách đã xuất bản:

Triết học cổ điển Đức, Nxb Thế giới, 2006

Học thuyết phạm trù trong triết học Kant, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, 2009

Ngôn ngữ và văn hóa, Nxb Văn học, 2012

Con người qua lăng kính triết gia, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, 2012

Triết học cổ đại, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, 2014

Khát vọng Chân - Thiện - Mỹ, Nxb Tri thức, 2017

Tôn giáo nhìn từ nhiều phía, Nxb Tôn giáo, 2020

Triết học Hy Lạp, La Mã cổ đại, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, 2020

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo