Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Khắc Họa Bức Tranh Lịch Sử Nam Kỳ - Nguyễn Quang Diệu

159.200₫ 199.000₫
Tình trạng: Còn 100 sản phẩm có sẵn.

Tác giả: Nguyễn Quang Diệu

Hình thức: Bìa mềm

Nhà xuất bản: NXB Tổng hợp TP.HCM

0971 998 312

Khắc Họa Bức Tranh Lịch Sử Nam Kỳ - Nguyễn Quang Diệu

Từ các nguồn sử liệu phong phú về nội dung và hình ảnh, "Khắc họa bức tranh lịch sử Nam kỳ" tái hiện một quãng lịch sử của Sài Gòn nói riêng và Nam kỳ nói chung, với những câu chuyện đã diễn ra trên đất Nam kỳ xưa kể từ thời Gia Long, Minh Mạng, Lê Văn Duyệt cho đến khi người Pháp xâm lăng và thiết lập chế độ thuộc địa ở Nam kỳ và chế độ bảo hộ ở Bắc kỳ và Trung kỳ của vương quốc Đại Nam (nay là Việt Nam).

Gia Định là nơi Nguyễn Ánh ẩn náu trước các cuộc tấn công của quân Tây Sơn, tại đây người Pháp và người Gia Định đã góp công lớn giúp Nguyễn vương dấy nghiệp và khôi phục cơ đồ, thống nhất sơn hà. Gia Định cũng là nơi tạo ra thứ quyền lực địa phương đầy thách thức khiến vua Minh Mạng hao tâm hóa giải. Hai tháng sau khi Tổng trấn Lê Văn Duyệt qua đời, Gia Định thành (tổ chức hành chính) cũng bị giải thể, tiếp đó vua Minh Mạng bắt tay thực hiện triệt để cuộc cải cách hành chính cực kỳ quan trọng ở đất Nam kỳ bằng việc chia đặt tỉnh hạt, trên dưới kiểm soát lẫn nhau.

Vào nửa sau thế kỷ 19, Đông Á nói chung, và Đại Nam nói riêng, đối diện với họa Tây xâm, khi liệt cường phương Tây với trình độ khoa học kỹ thuật vượt trội bắt đầu dòm ngó những quốc gia trong khu vực. Vận mệnh và chủ quyền quốc gia của các nước Đông Á lúc bấy giờ ở giai đoạn tồn vong.

Sau khi nổ súng tấn công vịnh Đà Nẵng năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha chọn giải pháp kéo quân vào tấn công Nam kỳ. Liên quân lần lượt hạ thành Gia Định (17.2.1859), thiết lập “phòng tuyến chùa” từ Sài Gòn đến Chợ Lớn tiến tới hạ đại đồn Chí Hòa (24 và 25.2.1861), chiếm Mỹ Tho (12.4.1861)… và chiếm trọn ba tỉnh miền Đông Nam kỳ. Người Pháp yêu cầu triều đình Huế cử đại diện toàn quyền vào Gia Định đàm phán, đại thần Phan Thanh Giản được vua Tự Đức giao nhiệm vụ thương thuyết. Chuyến đi của sứ bộ Phan Thanh Giản dẫn đến việc ký kết Hòa ước Nhâm Tuất vào ngày 5.6.1862 ở Trường Thi (Sài Gòn, còn gọi là Hòa ước Sài Gòn).

Cuộc bình định Nam kỳ của người Pháp vẫn tiếp tục, cuộc đấu tranh của quân và dân Nam kỳ vẫn tiếp diễn như cách hai bên thể hiện từ buổi đầu giao tranh. Đến năm 1867, cùng với tham vọng bành trướng của Thống soái Nam kỳ de La Grandière, người Pháp dễ dàng chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Nam kỳ của Đại Nam, sự việc dẫn đến cái chết thương tâm của quan đại thần Phan Thanh Giản. Trong thế mạnh được yếu thua, khi liệt cường phương Tây thể hiện sự vượt trội rõ ràng về năng lực quân sự và chiếm được ưu thế trên chiến trường, cùng với sự manh động đúng lúc của Francis Garnier và Jean Dupuis ở Bắc kỳ năm 1873, triều đình Huế không còn cách nào khác phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán trong thế thua thiệt. Hòa ước Giáp Tuất được ký kết năm 1874 không chỉ buộc triều đình Huế giao trọn Nam kỳ lục tỉnh cho người Pháp, mà còn phải nhân nhượng về tự do tôn giáo, tự do đi lại và thông thương…, và quan trọng là bản hòa ước mới buộc chính sách đối ngoại của Đại Nam phải phù hợp với chính sách ngoại giao của Pháp, nhằm tách chư hầu Đại Nam khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa.

Cũng trong thập niên 1880, với ưu thế quân sự vượt trội, người Pháp đã buộc triều đình Huế ký liên tiếp hai bản Hòa ước Quý Mùi (1883) và Hòa ước Giáp Thân (1884), Bắc kỳ và Trung kỳ của Đại Nam chính thức trở thành xứ bảo hộ của người Pháp, bấy giờ đứng đầu Bắc kỳ và Trung kỳ là một Tổng Trú sứ người Pháp. Đến năm 1887, Liên bang Đông Dương được thành lập thông qua Sắc lệnh ngày 17.10.1887, đứng đầu Liên bang là Toàn quyền Đông Dương, chịu trách nhiệm cai quản xứ thuộc địa và hai xứ bảo hộ của Đại Nam, kể cả vương quốc Cao Miên (Pháp bảo hộ từ năm 1863).

Kể từ lúc thành lập cho đến năm 1901, Liên bang Đông Dương đặt thủ phủ tại Sài Gòn (Nam kỳ), đến năm 1902 mới dời ra Hà Nội. Nam kỳ tuy không còn là trung tâm quyền lực nhưng vẫn là thủ phủ kinh tế của Liên bang. Ở Nam kỳ thuộc địa, Sài Gòn là trung tâm đô thị và quyền lực của chính quyền thực dân, là cái nôi của báo chí Việt Nam buổi ban đầu.

Giai đoạn 1923-1926 cũng chứng kiến làn sóng di cư đổ về Sài Gòn, một thủ phủ kinh tế, trong số đó có nhiều trí thức Tây học và nhà hoạt động chính trị nổi tiếng như Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường… Bấy giờ, tiếp nối thế hệ ký giả lão làng của đất Nam kỳ như Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt, Lương Khắc Ninh, Nguyễn Kim Đính, Lê Hoằng Mưu, Hồ Văn Trung (Hồ Biểu Chánh), Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu… là một thế hệ tinh anh mới như Cao Văn Chánh, Cao Hải Để, Lâm Hiệp Châu, Nguyễn Háo Vĩnh, Bửu Đình, Trần Huy Liệu, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Eugène Dejean de la Bâtie… với lập trường làm báo rõ ràng và táo bạo, cùng cách tổ chức nội dung tờ báo năng động. Họ cấp tiến hơn, dấn thân làm báo, dùng ngòi bút của mình đấu tranh và tạo ra những cuộc đối đầu công khai chống chính quyền thực dân.

Sài Gòn cũng bị cuốn vào cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vài năm sau đó, giới kinh doanh, mua bán làm ăn thua lỗ, dẫn đến phá sản và đời sống người dân Sài Gòn lâm vào cảnh lao đao. Sài Gòn từ nơi đất lành chim đậu, phải chứng kiến từng dòng người dắt díu nhau lần lượt rời đi, người Tây và Hoa kiều về nước, người Việt tạm lui về vùng ven Gò Vấp, Phú Nhuận hoặc về quê cầm cự kiếm sống mong chờ cuộc đại khủng hoảng nhanh chóng qua đi, để trở lại Sài Gòn. Trí thức Sài Gòn thất nghiệp, lao động thất nghiệp, học sinh bỏ học, thợ thuyền đình công… Báo Phụ nữ tân văn cho biết “… Sài Gòn đã rất buồn, mà Chợ Lớn thì mất hẳn quang cảnh một thành phố lớn. Mọi người đi đường đều có vẻ lo sợ, con ma đói rét chực ở ngạch cửa năm 1934”. Trong cơn đại khủng hoảng, người Sài Gòn cố gắng cầm cự chờ đợi trạng thái bình thường mới, và cũng chính trong lúc ngặt nghèo đó người Sài Gòn vẫn giữ được tinh thần hào sảng, sẻ chia trách nhiệm cộng đồng bằng nhiều hình thức từ thiện khác nhau…

Ngoài những ghi chép về các sự kiện lịch sử diễn ra trên đất Nam kỳ, thông qua gần 150 tranh/ảnh sống động và có giá trị về Nam kỳ cuốn sách còn mang đến cho độc giả những góc nhìn khác về con người và vùng đất, nhằm minh họa cho các sử kiện được nhắc đến rải rác trong sách, và cũng để giới thiệu đến độc giả những hình ảnh quý giá về Nam kỳ một thuở qua góc nhìn của người phương Tây.

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo