Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Luật thơ Haiku - Inoue Yasushi

120.000₫
Tình trạng: Hết hàng

Tác giả: Inoue Yasushi

Người dịch: Nguyễn Vũ Quỳnh Như

Thể loại: Văn học - Nghệ thuật

Hình thức: bìa mềm, 180 trang

Nhà xuất bản: NXB Đại học Quốc gia TP.HCM  

Luật thơ Haiku - Inoue Yasushi

Đây là lần đầu tiên sách “Luật Thơ Haiku” được biên dịch và xuất bản. Haiku là thể thơ được sản sinh tại Nhật Bản có bề dày lịch sử trên 400 năm. Thể thơ gồm 17 âm tiết theo thứ tự 5-7-5 âm và có thể nói là thể thơ ngắn nhất thế giới.

Sách Luật Thơ Haiku” với nhiều nội dung cơ bản cần thiết và có thể sử dụng trong giảng dạy và phổ quát. Tham khảo cuốn sách có thể hiểu rõ hơn về lịch sử phát triển và các đặc trưng cơ bản nhất của thơ haiku nói riêng và văn học thơ ca Nhật Bản nói chung.

 

Đề xuất quy luật cho thơ Haiku Việt

Gần hai tháng tiếp tục nghiên cứu thơ haiku, tiếp xúc được khá nhiều điều thú vị. Trong lần gặp nhà giáo – nhà thơ haiku – chuyên viết nhiều sách về thơ haiku của trường Đại học Musashino, Tokyo đã được tặng cuốn sách “Quy luật thơ haiku”. Cuốn sách được xuất bản năm 2017, và tái bản hơn năm lần. Khi gặp trao đổi với nhà giáo này, đã đề cập trực tiếp về những vấn đề liên quan đến thơ haiku Việt như thể thơ, quý ngữ, từ ngắt, đề tài….

Hai ngày cuối tuần vừa qua, tại phòng nghiên cứu của Viện Nghiên cứu văn hóa quốc tế Nichibunken tại Kyoto, đã diễn ra hội thảo về sự phổ biến và tính giáo dục văn học cổ điển Nhật Bản trong đó co tanka, haiku…. Hội thảo đã quy tụ nhiều nhà nghiên cứu liên quan, nhiều diễn văn, tham luận đề cập sâu về sự phát riển rộng rãi của văn học cổ điển Nhật Bản và những vấn đề cần lưu tâm trong quá trính tiếp nhận, phổ biến, biên phiên địch, sáng tác bằng ngôn ngữ bản địa….

Ngay sau đó, vào ngày 21/1/2018, tại trường Đại học Kansai, những vấn đề của thơ haiku Việt đã được trình bày và trao đổi sâu sắc giữa TS Quỳnh Như và các Giáo sư, giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà thơ haiku đến từ khu vực Kansai, Tokyo, Kyoto....Những vấn đề về thể thơ, quý ngữ, từ ngắt đã được Quỳnh Như diễn thuyết và trao đổi gần hai giờ tiếng đồng hồ.

Chiều ngày 24/1/2018, tại Osaka, hội thơ haiku Soju diễn ra với các thành viên là các bậc bô lão nhiều kinh nghiệm trong thơ haiku của khu vực. Mỗi người tham gia 3 bài thơ, trong đó có 2 bài theo quý ngữ tự chọn, 1 bài được chuyên gia haiku chỉ định. Hình thức sinh hoạt bình chọn thơ haiku tại Nhật là người tham dự chỉ gửi bài không ghi tên tác giả, người bình chọn nhận danh sách các bài thơ mà không có tên tác giả nên không ai  biết trước tác giả của mỗi bài thơ cho đến khi kết quả được công bố vào cuối giờ. Tại đây, Quỳnh Như đã tham gia sáng tác 3 bài thơ tiếng Nhật và bình chọn thơ haiku, có nói chuyện về thơ haiku Việt. Trong gần 4 tiếng đồng hồ sáng tác và bình chọn hơn 60 bài thơ, một bài thơ của Quỳnh Như được chọn giải nhì.

初雪や親し人の遠きまま(Quỳnh Như)

hatsuyuki ya shitashi hito no tookimama

tuyết đầu mùa

người thân thích

lại xa lạ

(Quỳnh Như dịch)

Nhận xét đánh giá về bài thơ nói trên, chuyên gia thơ haiku hiện đại Bà Uda cho rằng thể hiện cách sử dụng quý ngữ mới lạ, để lại nhiều dấu ấn. Xin nói thêm, một bài thơ haiku được cho là hay không phải do nội dung mà là do dấu ấn mà bài thơ để lại (Giống như bài thơ con ếch của nhà thơ Matsuo Basho nổi tiếng không phải do nội dung mà là do cách thể hiện để lại dấu ấn sâu sắc).

Xin tóm lược một vài nội dung nổi bật trong các buổi tham dự nói trên.

Lưu tâm lớn nhất về thơ haiku đó là khi ngày càng phát triển rộng rãi tại nhiều quốc gia, thì những tinh túy về văn hóa tiềm ẩn sâu thẳm trong thơ haiku khi được tiếp nhận, đánh giá, hoặc khi được sáng tác bằng chính ngôn ngữ bản địa của mỗi quốc gia đã được định hình như thế nào. Không chỉ người sáng tác, mà ngay cả người thưởng thức tác phẩm cũng có sự thẩm thấu khác để phù hợp trong một thời đại mới. Nhiều kết luận đã được đưa ra cho thơ haiku thời đại mới như: thơ haiku cần có cái mới trong sự nhìn nhận, đánh giá, thưởng thức, cảm nhận…Và tất cả những cái mới đó đều vẫn phải dựa vào những cốt lõi của truyền thống hơn bao trăm năm qua. Cũng giống như thơ haiku từ thời nhà thơ Matsuo Basho đã được biến chuyển mạnh mẽ sâu sắc vào thời kỳ nhà thơ Masaoka Shiki nhưng không vì thế mà những giá trị truyền thống của thơ haiku bị lu mờ.

Đi vào cụ thể truờng hợp của thơ haiku Việt, nhiều ý kiến đã được mổ xẻ, bình luận sau các bài tham luận và trao đổi của TS. Quỳnh Như. Các nhà nghiên cứu, chuyên gia thơ haiku Nhật đã đưa ra đề xuất cho thơ haiku Việt, tạm gọi là “Luật thơ haiku Việt”, được tóm tắt như sau:

 

1. Thơ haiku dưới 5-7-5 chữ, được viết thành 3 dòng.

Sau khi xem và nghe Quỳnh Như đọc và phân tích nghĩa các bài thơ haiku Việt được viết thành 2 dòng theo thể thơ truyền thống như lục bát, hoặc thơ viết theo 5-7-5 chữ, nhiều ý kiến cho rằng như vậy thì thơ haiku Việt bộc lộ quá nhiều từ, nhiều ý. Nên nhớ thơ haiku Nhật là thơ 5-7-5 âm, chứ không phải thơ 5-7-5 chữ nên thật ra một bài thơ haiku Nhật chỉ có vài từ (những điều này Quỳnh Như đã trao đổi và viết nhiều tham luận tại Việt Nam trước khi qua Nhật).

Thơ haiku Việt nên viết thành 3 dòng, chứ không viết thành 1 dòng. Thơ haiku Nhật theo truyền thống là viết một dòng thẳng đứng, không viết hoa (ngôn ngữ Nhật không có viết hoa), không khoảng cách giữa mỗi chữ, không dấu chấm cuối dòng. (Có thể tham khảo tại trang 190 trong sách “Thơ Haiku Nhật Bản: Lịch sử phát triển và đặc điểm thể loại” (NXB ĐHQG TPHCM, 2015). Khi được dịch sang tiếng nước ngoài, thường được viết thành 3 dòng để phù hợp với ngôn ngữ và thơ văn của nước đó. Do đó thơ haiku Việt cũng nên là thơ 3 dòng để cho ra là một thể thơ hơn là viết một dòng. Bởi hệ thống chữ viết truyền thống tiếng Nhật là viết liên tục, không ngắt quãng, không dấu chấm phẩy. Gần đây, xuất hiện ý kiến có nên viết thơ haiku Việt 1 dòng có dấu “/” (thi thoảng Quỳnh Như trong quá trình biên dịch hay làm như vậy). Phía Nhật Bản đã phản đối cách viết như thế, vì với sự cô đọng kiệm lời, mỗi chữ, mỗi dấu hiệu xuất hiện trong thơ haiku đều có ẩn ý. Trong khi đó dấu phẩy, hoặc dấu / sẽ trở thành thừa thải nếu không có ngụ ý rõ ràng. Ngoài ra, về thẩm mỹ trong thơ haiku, với cách viết thơ haiku ngang 1 dòng có nhiều dấu / như thế lại bị cho là “thiếu thẩm mỹ”.

 

2. Có một quý ngữ

Ngay trong mỗi buổi sinh hoạt bình chọn thơ haiku, đều có chuyên gia nhiều kinh nghiệm của thơ haiku bình luận và đánh giá các bài thơ haiku dựa vào cách sử dụng từ (quý ngữ, cách thể hiện)…Thơ haiku hiện đại có thể cho rằng không có quý ngữ, nhưng thật ra đều có ẩn ý quý ngữ thông qua cách sử dụng ngôn từ.

Thơ haiku từ thời Basho đã vận dụng hệ thống quý ngữ từ thơ waka của các thời kỳ trước. Ngày nay hệ thống quý ngữ trong thơ haiku Nhật Bản luôn được bổ sung, biên soạn mới, và cập nhật vào hệ thống quy luật của thơ haiku. Dù thơ haiku Việt chưa có hệ thống quý ngữ mà đáng lý ra cần phải xây dựng bộ quý ngữ ngay từ khi mới du nhập thơ haiku, nhưng không vì thế mà bỏ qua quy luật này trong thơ haiku.

Tiếp nhận ý kiến của phía Nhật, muộn còn hơn không, và được sự đồng ý hỗ trợ của một số Hiệp hội thơ haiku và các nhà thơ haiku Nhật, Quỳnh Như sẽ chính thức biên soạn hệ thống quý ngữ thơ haiku Việt và đưa luật này vào thơ haiku Việt. Và nhớ rằng, mỗi bài thơ haiku chỉ có một và chỉ một từ quý ngữ.

 

3. Có hoặc không có một từ đồng âm.

Về từ ngắt trong thơ haiku Nhật, do sự khác biệt ngôn ngữ, nên không nhất thiết phải áp dụng từ ngắt (kire-ji) trong thơ haiku Nhật vào thơ haiku Việt. Tuy nhiên, một số quốc gia đã khéo léo biến chuyển từ ngắt trong tiếng Nhật thành những từ đồng âm trong ngôn ngữ riêng để đến khi đọc đến đó thể hiện sự ngắt dòng, ngắt quãng để ẩn ý cho một liên tưởng nào đó.

Qua dẫn chứng một số bài thơ haiku Việt, phía Nhật Bản cho rằng thơ haiku Việt rất giàu âm điệu và cho rằng với thơ haiku Việt hoàn toàn có thể đưa quy luật âm điệu vào luật thơ haiku Việt. Tiếp nhận ý kiến này, thiết nghĩ, thơ haiku Việt cũng có thể đưa điều này thành luật.Giống như luật của quý ngữ, một bài thơ haiku chỉ có một đồng âm, không được nhiều hơn.

Cũng giống như tại Nhật Bản, hiện đang có nhiều Hiệp hội, hội thơ haiku như Hội thơ haiku truyền thống, Hội thơ haiku hiện đại, Hội nhà thơ haiku. Các nhà thơ haiku Nhật tùy vào nhận định riêng của mỗi người mà lựa chọn Hiệp hội để tham gia. Theo số liệu tìm hiểu riêng, dù các nhà thơ tham gia Hiệp hội nào đi nữa, thì hơn 80% các bài thơ haiku Nhật đều có quý ngữ. Và đa số nhà thơ haiku Nhật khi đọc thơ haiku thì điều đầu tiên là tìm quý ngữ được sử dụng trong bài thơ. Những bài thơ tuy không có quý ngữ, nhưng đều có dấu ấn thể hiện riêng. Quỳnh Như hiện đang tham gia song song Hội thơ truyền thống, Hội thơ haiku hiện đại, Hội giao lưu quốc tế thơ haiku… nên hiểu rõ những quy định về sáng tác thơ haiku của mỗi Hiệp hội.

Trong quá trình nghiên cứu về thơ haiku, Quỳnh Như tiếp tục nhờ sự hỗ trợ của một thành viên của các Hội thơ Nhật mà tạm gọi là “Ban hỗ trợ thơ haiku Việt” để hoàn chỉnh việc xúc tiến quy luật cho thơ haiku Việt. Có thể có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng Quỳnh Như sẽ phát triển theo hướng thơ haiku Việt có quy luật và những bài thơ haiku Việt giới thiệu tại Nhật sẽ theo quy luật này.

TS. Nguyễn Vũ Quỳnh Như, ngày 25/1/2018

ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn,

ĐH Quốc gia TP.HCM

Đang nghiên cứu thơ haiku tại Kyoto

 

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo