Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Tôn giáo học và khảo cổ học tôn giáo ở Việt Nam - Nguyễn Quốc Tuấn

175.500₫ 195.000₫
Tình trạng: Còn hàng

Tác giả: TS. Nguyễn Quốc Tuấn

Hình thức: bìa cứng, 390 trang

Thể loại: Nghiên cứu tôn giáo

Nhà xuất bản: ĐHSP Hà Nội

 
0971 998 312

Tôn giáo học và khảo cổ học tôn giáo ở Việt Nam - Nguyễn Quốc Tuấn

Cuốn sách mà quý vị đang cầm trên tay là tập hợp một số công trình tiêu biểu của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), người mà bạn bè, đồng nghiệp thường gọi với cái tên thân thương là “Tuấn khuỳnh”. Những bài viết trong cuốn sách này không hẳn chỉ là những kết quả nghiên cứu mà hơn thế, là những suy tư của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn về tôn giáo, về những cách tiếp cận mới trong nghiên cứu tôn giáo, đặc biệt là khảo cổ học tôn giáo, nhân học tôn giáo – những lĩnh vực mà tác giả cuốn sách có nhiều thời gian dấn thân và trải nghiệm.

Nội dung cuốn sách gồm hai phần chính: Tôn giáo học và Khảo cổ học tôn giáo. Trong phần thứ nhất: Tôn giáo học, các bài viết được sắp xếp theo 3 chủ đề: Những vấn đề chung về tôn giáo, Những vấn đề về tín ngưỡng và Các tôn giáo cụ thể. Mặc dù những bài viết trong phần này đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, nhưng theo chúng tôi, đã phản ánh khá rõ logic trong tư duy của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn trong nghiên cứu tôn giáo. Trước hết, khi bắt tay vào nghiên cứu tôn giáo, chúng ta phải trả lời những câu hỏi hết sức cơ bản: Tôn giáo là gì? Tín ngưỡng là gì? Đây là những câu hỏi tưởng như rất đơn giản, rất cũ nhưng sự thực lại không hẳn như vậy, bởi lẽ nhận thức về tôn giáo ở Việt Nam còn rất khác nhau. Có những thời gian dài, tôn giáo bị nhìn nhận như một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hư ảo thế giới hiện thực, thường gắn với mê tín, dị đoan, phản khoa học... Do vậy, công việc của những người nghiên cứu tôn giáo là đem lại một cách nhìn khoa học, khách quan về tôn giáo, tức là nhận thức về tôn giáo đúng như nó vốn thế. Những bài viết: “Tiếp cận hệ thống thực thể tôn giáo: Một cách nhìn khác về tôn giáo”, “Triển khai lí thuyết thực thể tôn giáo”, “Nhận thức lại về các khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo từ góc độ nghiên cứu tôn giáo” trong cuốn sách này chính là sự cố gắng làm rõ hơn cách tiếp cận tôn giáo học của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn. Đây cũng là những suy tư, trăn trở lớn nhất của ông trong những năm qua.

Phần thứ hai: Khảo cổ học tôn giáo bao gồm những bài viết mà Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn đã dành nhiều tâm huyết trong quá trình nghiên cứu luận án Tiến sĩ chuyên ngành Khảo cổ học và sau này xuất bản thành cuốn sách có tựa đề: Chùa Bối Khê nhìn từ khảo cổ học Phật giáo. Có thể nói, những bài viết về chùa Bối Khê không chỉ mang lại cho người đọc tri thức sâu sắc về Phật giáo, Đạo giáo, tín ngưỡng mà còn mang lại những tri thức liên ngành như: khảo cổ, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, điêu khắc, kiến trúc... Bài viết ““Quy hoạch” tâm linh –  tôn giáo của Kinh thành Thăng Long (Nhân khai quật khảo cổ học tại khu 18 Hoàng Diệu, Hà Nội)” trong phần cuối cuốn sách lại gợi mở về một vấn đề có tính thời sự đó là vấn đề quy hoạch không gian tôn giáo, quy hoạch đất đai tôn giáo, vấn đề xây dựng các công trình tôn giáo trong không gian đô thị hiện nay.

Vài lời giới thiệu trên đây chưa thể bao quát hết những nội dung phong phú của cuốn sách, những gợi mở về cách tiếp cận và nhất là đóng góp của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn đối với nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Với tất cả tình cảm trân trọng, tôi xin giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Tôn giáo học và khảo cổ học tôn giáo ở Việt Nam của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn.

 

MỤC LỤC

LỜI NHÀ XUẤT BẢN.. 3

LỜI GIỚI THIỆU.. 5

LỜI DẪN.. 7

PHẦN 1: TÔN GIÁO HỌC......................................................................... 15

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÔN GIÁO.. 15

· Tiếp cận hệ thống về thực thể tôn giáo:
Một cách nhìn khác về tôn giáo. 15

· Triển khai lí thuyết thực thể tôn giáo. 26

· Quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo ở Việt Nam.. 41

· Vấn đề tôn giáo – Một trong những vấn đề được quan tâm
đặc biệt từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. 51

· Mấy vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo
khu vực đồng bằng sông Hồng hiện nay. 58

· Về mối quan hệ giữa văn hoá dân tộc và tôn giáo ngoại sinh. 66

· Trở lại mối quan hệ giữa tôn giáo/văn hoá và chính trị 75

· Nhu cầu thiết lập đối thoại liên niềm tin tôn giáo ở Việt Nam
trong xu thế hiện đại 88

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÍN NGƯỠNG.. 103

· Bàn thêm về tín ngưỡng tôn giáo bản địa Việt Nam
qua sự kiện ngày Quốc lễ giỗ tổ Hùng Vương. 103

· Nhận thức về nguồn gốc
tục thờ cúng thành hoàng ở làng Bắc Bộ. 120

· Mẫu Liễu Hạnh qua góc nhìn tôn giáo học. 131

· Giữa hai năm cũ - mới – Lễ P’thi Atâu trên cao nguyên. 143

CÁC TÔN GIÁO CỤ THỂ.. 151

· Sự du nhập của Phật giáo từ Ấn Độ vào Việt Nam
và những thành quả. 151

· Suy nghĩ về sự kiện thống nhất Phật giáo Việt Nam năm 1981. 157

· Về tên gọi “Tiểu Thừa” trong Phật giáo ở nước ta. 167

· Tư tưởng “Lục hoà” trong xã hội ngày nay. 176

· Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha – Phật pháp và dân tộc. 182

· Mô hình Phật – Thánh qua chùa Bối Khê – Đại Bi (Hà Tây) 194

· Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên. 206

· Phác thảo giá trị di sản mộc bản
chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang. 214

· Góp bàn vấn đề Mật giáo ở thời Lý. 226

· Góp phần tìm hiểu Khổng giáo ở Việt Nam.. 243

· Tiến trình hình thành và thực hiện chính sách tôn giáo
cho đạo Tin Lành ở Việt Nam.. 289

· Từ Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam,
suy nghĩ về trách nhiệm xã hội của người công giáo hiện nay. 294

· Về hiện tượng tôn giáo mới 297

PHẦN 2: KHẢO CỔ HỌC TÔN GIÁO.. 326

· Chùa Bối Khê (Hà Tây) nhìn từ khảo cổ học tôn giáo. 326

· Cung Thánh chùa Bối Khê
(Những ghi chép khảo cổ học ban đầu) 340

· Về tấm bia Đại Bi tự thiền gia bi kí ở chùa Bối Khê. 348

· Về khối đá chạm phong cách trang trí thời Lý
và niên đại doanh tạo của chùa Bối Khê – Đại Bi 357

· Nhìn lại Linga ở chùa Dâu. 363

· “Quy hoạch” tâm linh – tôn giáo của Kinh thành Thăng Long
(Nhân khai quật khảo cổ học tại khu 18 Hoàng Diệu, Hà Nội) 366

INDEX   381

 

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo