Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Từ Điển Mỹ Học - Nguyễn Văn Dân

319.200₫ 399.000₫
Tình trạng: Còn hàng

Tác giả: Nguyễn Văn Dân

Hình thức: Bìa mềm, 16x24cm, 656 trang

Nhà xuất bản: Hội nhà văn, 2022

Số trang: 656 trang

0971 998 312

Từ Điển Mỹ Học - Nguyễn Văn Dân

Mỹ học về cái siêu phàm (t. Pháp: (le) sublime),

thuật ngữ có nguồn gốc trong văn học Latin với nghĩa là sự cao lớn, như là trạng thái thực tế của các sự vật và, thông qua sự phát triển của văn học, ngày nay nó có nghĩa là sự hoàn thiện và cao siêu trong nội dung của tác phẩm nghệ thuật. Và ở các văn nghệ sĩ Hy Lạp cổ đại, thuật ngữ cái siêu phàm (hupsos), ban đầu có nghĩa là sự cao lớn, là đỉnh cao, sau đó nó được mở rộng để chỉ bầu trời và chân trời xa xăm của thế giới, để rồi cuối cùng, thông qua sự phái sinh, nó có nghĩa là tính cao siêu của phong cách. Về đại thể, ở thời Hy Lạp cổ đại, thuật ngữ “cái siêu phàm” vừa là cái hùng vĩ theo nghĩa rộng, vừa là cái cao lớn trong diễn ngôn. Từ hai nghĩa này, khái niệm “cái siêu phàm” rút ra cho mình một nghĩa văn học và tinh thần. Sự lý giải thuần tuý lý luận đầu tiên dành cho khái niệm này đã được đưa ra trong bài tiểu luận "Về cái siêu phàm" được cho là của Longinus. Longinus đã định nghĩa cái siêu phàm như là một trạng thái dẫn đến sự xuất thần; cái siêu phàm “nâng tâm hồn chúng ta lên những miền cao siêu và làm nảy sinh trong ta một trạng thái kinh ngạc đáng phục”. Nó là một trạng thái hơn hẳn trạng thái khoái cảm đơn thuần cũng như hơn hẳn lòng tin của trí tuệ. Kết quả là nghĩa của khái niệm “siêu phàm”, theo Longinus, bao gồm những phẩm tính sau: một sự trải nghiệm xuất thần, tương đương với cái mà chúng ta có thể gọi là sự liên thông sinh tồn; một sự nâng cao tối thượng của phẩm giá tinh thần; và một trạng thái kinh ngạc đáng phục nảy sinh từ sự tiếp xúc của chúng ta với những chân trời phi thường bị che khuất của thế giới thực tại. Tất nhiên, đối với Longinus, cả cái cấp độ nâng cao tinh thần, dựa trên một nỗi đam mê đầy căng thẳng xáo động và đầy hứng khởi, cũng như nhất là sự phản chiếu nghệ thuật của nó (bố cục và sự sắp đặt tu từ đối với từ ngữ) đều phải có một tính chất nổi bật là tính tự nhiên. Cách lý giải thứ hai là của các nhà khai sáng. Trong lý thuyết của các nhà khai sáng người Anh, cái siêu phàm luôn được xác định trong quan hệ đối chiếu với cái đẹp, nó có vị trí độc lập và ngang bằng với cái đẹp chứ không phải là một biến thể của cái đẹp như có người chủ trương (ở đây ta phải hiểu là cái đẹp cục bộ chứ không phải là cái đẹp khái quát). Đại diện cho lý thuyết này là Edmund Burke. Burke coi cái siêu phàm mang tính chất của cái vô hạn, của sự khủng khiếp, của sức mạnh, của chiều sâu, của sự đau khổ, của bóng tối và sáng chói... Ông viết: “Những vật thể siêu phàm có kích thước to lớn, còn những vật thể đẹp có kích thước tương đối nhỏ: cái đẹp cần phải nhẵn nhụi và bóng lộn, cái hùng vĩ [tức “cái siêu phàm” – NVD] thì thô kệch và cẩu thả; cái đẹp cần tránh đường thẳng, còn cái hùng vĩ thì nói chung là ưa đường thẳng và khi nào cần rẽ khỏi đường thẳng thì nó rẽ rất xa; cái đẹp không nên tối tăm còn cái hùng vĩ thì được phép tối tăm; cái đẹp cần phải nhẹ nhàng và êm dịu, còn cái hùng vĩ thì rắn chắc và đồ sộ.” Theo lý thuyết trên, cái siêu phàm và cái đẹp thực tế là hai ý niệm rất khác nhau, một cái được dựa trên sự đau khổ, còn cái kia dựa trên khoái cảm. E. Burke đã đưa ra nhiều ví dụ để minh họa cho sự khác nhau giữa cái siêu phàm và cái đẹp. Một bầu trời nhiều mây sẽ mang tính chất siêu phàm nhiều hơn so với bầu trời trong xanh; những âm thanh mạnh mẽ như sấm động hay tiếng thác đổ sẽ gây một tác động siêu phàm. Kant cũng phân biệt cái siêu phàm với cái đẹp theo cách tương tự. Ông cho rằng: “cái siêu phàm gây ấn tượng mạnh, còn cái đẹp thì gây hứng thú”; cái siêu phàm: to lớn, cái đẹp: nhỏ bé. Lý trí là siêu phàm, trí thông minh là đẹp, tình bạn: siêu phàm, tình yêu: đẹp. Cái đẹp có tính hữu hạn, còn cái siêu phàm: vô hạn... Nhìn chung, cái siêu phàm giờ đây đã được đề cao và được coi là một phạm trù độc lập đứng ngang hàng hoặc thậm chí cao hơn so với cái đẹp [cục bộ]. Trong tác phẩm nổi tiếng của mình: Phê bình năng lực phán đoán, Kant đã liên hệ cái siêu phàm với tính năng lý trí phổ quát. Về mặt này, cái siêu phàm, vì luôn luôn là cái có quy mô lớn, khác với cái đẹp là cái có thể có quy mô nhỏ, sẽ có cả tính đơn giản lẫn tính lâu bền. Tính lâu bền có thể là quá khứ, song nó cũng có thể tạo ấn tượng hoảng sợ nhưng cao thượng nhìn từ viễn cảnh của tương lai. Ở Kant, gắn với khái niệm về sự vô hạn, cái siêu phàm trở thành một sự “hoàn hảo cực đại”. Chính từ nguyên nhân này mà tính năng của cái siêu phàm chỉ xuất hiện dưới dạng của sự tổng hợp giữa phẩm cách đạo đức với kích thước của nó. Đối với Kant, siêu phàm có các loại: cái “siêu phàm toán học” (hay siêu phàm khuếch trương) và “siêu phàm động học”. Theo nghĩa này, thế lực của thiên nhiên chẳng hạn, khác với sức mạnh, sẽ được thể hiện thành trạng thái động lực siêu phàm. Điều này xảy ra khi mà nó không gây ra nỗi e sợ mà là nỗi kinh hoàng, nhưng đồng thời nó cũng tôn cao cảm xúc của con người. Một hình thức lý giải chủ yếu thứ ba dùng để đặc trưng hoá cho cái siêu phàm là hình thức biểu tượng được Hegel phác thảo. Theo quan điểm của ông, siêu phàm là một trạng thái tới hạn của sự kiện tượng trưng. Đối với Hegel, biểu tượng là một sự tồn tại bên ngoài dành cho trực cảm. Nhưng không nên hiểu sự tồn tại này như nó hiện ra trực tiếp, mà phải xem xét nó “với một nghĩa rộng hơn và khái quát hơn”. Bằng cách đó, biểu tượng tỏ ra là một hình ảnh cụ thể (hay một sự biểu hiện) được nâng lên cấp độ của một ý nghĩa khái quát. Như vậy, với tư cách là một ý nghĩa khái quát, biểu tượng giả định phải loại bỏ hoặc che giấu đi một loạt đặc tính, làm cho chúng trở thành phi xác định. Khi mức độ phi xác định này đạt tới giới hạn cực đại thì biểu tượng có một qui mô siêu phàm. Quan niệm đề cao cái siêu phàm trên đây, mặc dù còn có mặt hạn chế, nhưng đã có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Nó là một trong những tiền đề dành cho chủ nghĩa lãng mạn, phù hợp với xu hướng trốn tránh xã hội, với xu hướng chống lại chủ nghĩa cổ điển tk. XVII. Nó như một cái đà làm cho cả một trào lưu văn chương lãng mạn bốc lên như một cơn lốc. Có một vấn đề quan trọng nữa cần được bàn luận khi nói đến cái siêu phàm là vấn đề về sự phân biệt hay không giữa siêu phàm như là chiều kích tồn tại với cái siêu phàm như là sự trải nghiệm chủ quan, và cuối cùng là với cái siêu phàm như là phạm trù mỹ học hay phạm trù đạo đức. Trong tinh thần này, cần kể đến quan điểm của Étienne Souriau khi ông cho rằng cái siêu phàm là phạm trù mỹ học tối cao và nó có mặt trong tất cả các phạm trù khác. (Ở Việt Nam, nhiều người gọi phạm trù này là “cái cao cả”.)

(Trích NVD, "Từ điển mỹ học", coming soon).

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo